Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Vì Sao Bệnh Viêm Khớp Lại Đau Nhiều Vào Mùa Lạnh? Cách Khắc Phục

Lượt xem: 534 Ngày đăng: 15:38 25/11/2020

Rất nhiều các bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp cho biết họ cảm thấy bệnh tiến triển nặng hơn, đau hơn khi mùa đông tới mà nhất là đối tượng người cao tuổi. Vậy vì sao bệnh viêm khớp đau nhiều vào mùa lạnh? Cách phòng chống đau nhức khớp mùa lạnh như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Trời rét cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng

 

Cứ trở trời là xương khớp lại “biểu tình”

Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như: độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính những thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau nhức xương khớp mùa lạnh nặng nề hơn.

Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Trời lạnh cũng làm cho các đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm, khiến người bệnh cảm nhận cơn đau nặng hơn. Chưa kể khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng thường bị giảm đi, khớp không được vận động phù hợp, máu lưu thông kém cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

 

Tình trạng đau khớp, cứng khớp khi thời tiết trở mình có thể kéo dài dai dẳng suốt ngày đêm

 

Cho đến nay, việc chẩn đoán và cải thiện đau nhức xương khớp vẫn là một thách thức lớn bởi bệnh diễn tiến rất âm thầm, ít có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Các biểu hiện đau nhức xương khớp, thường gặp nhất là đau nhức toàn thân, tay chân, đau khớp gối bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt”. Vì thế, người bệnh thường bỏ qua giai đoạn bệnh ban đầu làm mất đi cơ hội cải thiện sớm khá dễ dàng.

Đặc biệt, với những người mắc bệnh xương khớp lâu ngày, nhất là thoái hóa khớp, do lớp sụn khớp bị bào mòn và xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, trở nên lồi lõm, trường hợp nặng còn tạo ra các gai xương, khi khớp cử động, các đầu xương, gai xương “va” vào nhau, gây đau nhức kinh hoàng cho người bệnh. Sụn và xương dưới sụn hư tổn cũng là nguyên nhân chính khiến các khớp xương bị đơ cứng.

Tình trạng đau khớp, cứng khớp khi thời tiết trở mình có thể kéo dài dai dẳng suốt ngày đêm, thường tấn công các khớp như khớp gối, cột sống lưng, cổ, bả vai, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay…. khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, khó khăn khi đi lại, vận động khớp, giảm chất lượng cuộc sống.

*Để xương khớp bớt đau hiệu quả, an toàn

 

Cần chủ động chăm sóc khớp một cách khoa học để vừa giúp giảm thiểu các cơn đau hiệu quả, an toàn

 

Trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, do vậy, đối với những người mắc bệnh xương khớp, cần chủ động chăm sóc khớp một cách khoa học để vừa giúp giảm thiểu các cơn đau hiệu quả, an toàn, vừa từng bước phục hồi cấu trúc và chức năng của khớp.

Theo đó, lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp đó là, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đạm, muối, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng vừa sức để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, khớp xương linh hoạt. Mỗi khi trời lạnh, cần giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ cơ thể…

*Một số cách khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh

 

Xoa bóp, massage nhẹ nhàng - Người bệnh nên dùng các loại rượu thuốc, tinh dầu như khuynh diệp, gừng,… để xoa bóp

 

Chứng đau nhức xương khớp mùa lạnh thường mang lại những cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức, cột sống lưng, khớp gối, khớp bàn tay, ngón tay, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Để khắc phục nhanh tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số các biện pháp như:

Xoa bóp, massage: Người bệnh nên dùng các loại rượu thuốc, tinh dầu như khuynh diệp, gừng,… để xoa bóp trực tiếp lên các vùng xương khớp đau nhức giúp làm nóng khớp, tăng cường lưu thông máu,… giảm tình trạng sưng đau các khớp.

Tắm nước nóng: Người bệnh có thể tắm nóng từng phần cơ thể, nhất là những phần khớp bị sưng đau, nóng đỏ. Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước đủ ấm tránh quá nóng. Thời gian tắm từ 15 – 20 phút. Lưu ý, về mùa lạnh không nên tắm quá muộn.

Chườm nóng: Là một phương pháp được Đông y tin dùng cho các cơn đau khớp cấp. Người bệnh có thể đắp nóng hoặc chườm nóng. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp. Thời gian đắp tối đa 20 phút.

Đi bộ: Được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Những người lớn tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ nhưng cần lưu ý cường độ và thời gian tập luyện phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức thì phải giảm mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại.

*Nên phòng bệnh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh như thế nào?

 

Những người lớn tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập chạy bộ nhưng cần lưu ý cường độ và thời gian tập luyện

 

Tuy không gây ra nhiều nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng chứng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh lại hạn chế khả năng vận động của người mắc và gây ra nhiều khó khăn cũng như đau đớn cho người bệnh vào những ngày trời lạnh giá. Bệnh đau nhức xương khớp vào mùa lạnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh tuân thủ đúng nhưng nguyên tắc sau đây.

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 -  0968.464.131