Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Top Những Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi Và Cách Phòng Tránh

Lượt xem: 469 Ngày đăng: 09:52 26/11/2020

Người cao tuổi (hay còn gọi là người cao niên, người già) theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT) là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát.

Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. 

 

Theo thống kê vào năm 2002, số lượng người cao tuổi trên thế giới là > 400 triệu người và hơn một nửa số người cao tuổi sống ở châu Á. Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam ước tính vào những năm gần đây đạt trên 10%. Theo dự đoán đến năm 2025, số lượng người cao tuổi trên thế giới sẽ đạt xấp xỉ 2 tỷ người. Sở sĩ có sự gia tăng đáng kể như vậy là do khoa học ngày càng phát triển, y học ngày càng tiến bộ, đời sống của con người dần được cải thiện về chất lượng nên tuổi thọ cũng tăng theo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm. Người cao tuổi vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như những lớp tuổi khác. Ở người cao tuổi, cơ thể có những biến đổi về tâm sinh lý nhất định so với tuổi trẻ và tuổi trung niên. Cụ thể đó là:

 

Bệnh về hệ thống tuần hoàn ở Người Cao tuổi

 

Bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp

 

Trong số các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Một số trường hợp, các loại bệnh này thường gặp ở những người béo phì, nghiện bia, rượu.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thời gian đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và sẽ tiến triển âm thầm cho tới khi các mảng xơ vữa lớn dần đến mức làm cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của máu trong động mạch. Triệu chứng trên lâm sàng lúc này sẽ là những cơn đau tức ngực dữ dội, kèm theo khó thở, mệt mỏi khi gắng sức.

Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Chính vì thế, ở người già thường gặp tăng huyết áp tâm trương hơn là tâm thu. Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…Bệnh này chiếm tỷ lệ 7,7 %.

 

Bệnh về hệ hô hấp ở Người Cao tuổi

 

Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp dễ gây ra những biến chứng khó lường.

 

Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…là những bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi, nhất là ở những người có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào và những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều...

Đặc điểm của bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh hoặc mùa đông, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng, do đó rất dễ làm cho người cao tuổi có thể mất ngủ kéo dài. Thời tiết thay đổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở người già như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…

Rất nhiều người cao tuổi khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt, hoặc sốt không cao, ho ít, đôi khi chỉ ho thúng thắng là dễ bỏ sót, người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn… Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run… Một vài trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh và đau ngực, ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu, đau ngực, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân. Do tuổi cao khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm là bệnh nhẹ. Nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn.

 

Bệnh về đường tiêu hóa ở Người Cao tuổi

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng...

 

Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà người cao tuổi hay gặp phải là do ít vận động. Một số người cao tuổi thường ngồi một chỗ, thêm vào đó là ít ăn rau, uống ít nước nên rất dễ bị bệnh trĩ.

Người già do hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động kém hơn, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng rất dễ tạo điều kiện cho các yếu tố gây Tiêu chảy hoành hành. Tiêu chảy cấp hoặc mạn đều gây mất nước, mất điện giải khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, đau đớn, ăn uống kém ngon, lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt.

Người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính... Các loại bệnh này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh ở người cao tuổi phát sinh.

 

Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục ở Người Cao tuổi

Hệ tiết niệu của người cao tuổi yếu đi rất nhiều trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng đến việc đi tiểu và sinh dục.

 

Viêm đường tiết niệu không phải là một loại bệnh hiếm gặp mà xuất hiện phổ biến ở mọi đối tượng từ già đến trẻ, người cao tuổi (người già) mắc bệnh sẽ khó điều trị hơn bởi sức kháng bệnh đã kém và có thể thận đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Viêm đường tiết niệu cũng không phải là bệnh đơn giản mà nó phức tạp tùy theo độ tuổi của người mắc bệnh và mức độ của bệnh trên cơ thể của người đó.

Trước hết là những cảm giác trên cơ thể bắt đầu xuất hiện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt như đau lưng âm ỉ, đau phần bụng dưới cùng; đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu nhưng không tiểu được, khi tiểu bị đau buốt hoặc ra máu, nước tiểu có màu sậm như đục hoặc màu hồng do bị pha với máu; tiểu dắt, tiểu buốt đi kèm với đau quặn thận; người cao tuổi bị viêm đường tiết niệu có thể lên cơn sốt rét, hoặc chỉ có thể bị sốt nhẹ hoặc ớn lạnh. Bệnh về đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến thận, khiến người bệnh bị ảnh hưởng đời sống sinh dục khi mắc những bệnh về tuyến tiền liệt như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Một số bệnh khác có thể sinh ra như suy thận, áp xe quanh thận và nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh, nhất là người cao tuổi. 

Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc có thể bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục, tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều khó chịu cho người cao tuổi.

 

Bệnh về hệ xương khớp ở Người Cao tuổi

Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán...

 

Khi tuổi càng cao, chức năng trong cơ thể ngày càng suy giảm. Đặc biệt với hệ xương khớp, khả năng thoái hóa là điều xuất hiện khá nhiều với người cao tuổi. Các bệnh xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở nhóm người ở độ tuổi ngoài 40, đặc biệt là người cao tuổi. Có hơn 70% người trên 40 tuổi bị đau nhức xương khớp dưới ở nhiều mức độ khác nhau. 60% người trên 60 tuổi, độ tuổi từ 16 trở lên chiếm 6%.

Khi xương khớp bị đau nhức, người bệnh sợ cử động, ngại đi lại dẫn tới các khớp càng trở nên cứng, khó cử động và tình trạng ngày càng nặng thêm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên các cơn đau nhức xương khớp ở người già chính là sự thoái hóa của hệ cơ xương khớp. Tuổi già cũng gây ra giảm chất lượng của sụn khớp ở các khớp, nhất là khớp gối. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn dần đi, khi mòn nhiều sẽ gây đau khớp, làm cho đi lại khó khăn. Hiện tượng mòn sụn khớp ở khớp gối được gọi tên y khoa là thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, những người bị béo phì, thừa cân, khi còn trẻ bị chấn thương khớp, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương.

Ở những người trên 50 tuổi, nếu thấy những triệu chứng đau mỏi thường xuyên kèm theo một số biểu hiện như thấy khớp bị co cứng vào mỗi sáng sớm khi thức dậy, hoặc những cơn đau khớp xuất hiện bất thình lình khi thời tiết thay đổi, thì nên nghĩ ngay đến việc bản thân có thể đang mắc phải bệnh đau khớp ở người cao tuổi. Những căn bệnh về xương khớp luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến gãy xương dễ dàng do một chấn thương nhẹ. Thậm chí, có một số bệnh nhân chỉ trượt té nhẹ ở tư thế ngồi đã dẫn đến gãy cổ xương đùi hoặc gãy lún đốt sống.

*Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ở người cao tuổi:

Người cao tuổi nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh.

 

Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên và tư vấn hữu ích. Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiêm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe thì càng tốt.

Để tránh thiếu lượng nước cần thiết nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Cần ăn nhiều rau, cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, cung cấp chất xơ để hạn chế táo bón. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước có thể gây nên hiện tượng tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, gia đình của NCT (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Ngoài ra người cao tuổi nên sử dụng thêm các sản phẩm chức năng để duy trì và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh của người cao tuổi bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661