Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Top 5 Căn Bệnh Xương Khớp Phổ Biến Ở Người Việt Nam

Lượt xem: 530 Ngày đăng: 10:43 25/11/2020

Bệnh lý cơ xương khớp là nhóm bệnh thường gặp trong xã hội xuất hiện ở người già lẫn người trẻ, cả nữ lẫn nam, đặc biệt ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa ở người làm văn phòng. Theo thống kê, 65% nhân viên văn phòng mắc bệnh cơ xương khớp. Bệnh lý cơ xương khớp ít có khả năng gây tử vong nhưng triệu chứng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể chuyển biến nặng hơn và gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Bệnh lý cơ xương khớp là nhóm bệnh thường gặp trong xã hội xuất hiện ở người già lẫn người trẻ, cả nữ lẫn nam

 

Cách thông thường để đo lường tình trạng của xương là do mật độ hoặc khối lượng xương. Mật độ xương của chúng ta đạt đến đỉnh điểm khi chúng ta còn trẻ, thường ở độ tuổi từ 25 đến 30. Sau đó, khi chúng ta già đi, mật độ xương của chúng ta dần mất đi, gây nên một số bệnh về xương khớp phổ biến:

 

Bệnh viêm xương khớp (1)

 

Viêm xương khớp là rối loạn khớp phổ biến nhất. Viêm khớp xảy ra khi sụn giữa hai khớp bị mòn khiến xương cọ xát với nhau, dẫn đến sưng và cứng khớp. Các triệu chứng thường xuất hiện ở tuổi trung niên, và hầu hết mọi người đều có một số triệu chứng đau và sưng khớp, đôi khi bị cứng khớp.

 

Viêm khớp xảy ra khi sụn giữa hai khớp bị mòn khiến xương cọ xát với nhau, dẫn đến sưng và cứng khớp.

 

*Nguyên nhân: Lịch sử gia đình; Thừa cân; Gãy xương hoặc chấn thương khớp khác; Lao động quá mức trong một thời gian dài; Chơi các môn thể thao tác động trực tiếp lên khớp; Một số điều kiện y tế cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khớp

*Phòng ngừa: Không nên tác động lặp đi lặp lại vào một khớp; Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường; Tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp chịu trọng lượng

 

Bệnh Gút (2)


Gút là tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến một khớp, thường là ngón chân hoặc khớp khác ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Ở nam giới, nó xảy ra phổ biến nhất ở tuổi trung niên với các triệu chứng như sưng đau khớp đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm.

 

Gút là tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến một khớp, thường là ngón chân hoặc khớp khác ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

 

*Nguyên nhân: Gút là do nồng độ axit uric trong máu quá cao; Ăn quá nhiều hải sản, thịt, nội tạng (ví dụ như gan) và sử dụng đồ uống có cồn; Sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu cũng có thể liên quan đến căn bệnh Gút này.

*Phòng ngừa: Tránh các thực phẩm được biết là làm nặng thêm bệnh Gút và sử dụng các loại thuốc được kê toa bởi bác sĩ có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút

 

Bệnh viêm khớp dạng thấp (3)


Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn lâu dài, dẫn đến viêm khớp và các mô xung quanh. Viêm khớp dang thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn lâu dài, dẫn đến viêm khớp và các mô xung quanh.

 

*Triệu chứng: Cứng khớp kéo dài hơn một giờ, thường là vào buổi sáng; Đau và sưng khớp tay, chân và cổ tay

*Nguyên nhân: Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết. Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc nhiễm trùng, do gen và thay đổi hormone.

*Phòng ngừa: Không có biện pháp phòng ngừa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều người cứu cho rằng hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến viêm khớp dạng thấp, vì thế nên tránh thuốc lá có thể giúp bạn giảm tình trạng bệnh. Việc điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp.

 

 Viêm bao hoạt dịch (4)

 

Cùng với viêm khớp hay Gút, viêm bao hoạt dịch cũng là một bệnh lý xương khớp phổ biến. Viêm bao hoạt dịch là sưng và kích thích một túi chứa đầy chất lỏng hoạt động như một lớp đệm giữa các cơ, gân và khớp (hay còn gọi là bao hoạt dịch).

Viêm bao hoạt dịch là sưng và kích thích một túi chứa đầy chất lỏng hoạt động như một lớp đệm giữa các cơ

 

*Triệu chứng: Sưng và đau khi bạn ấn xung quanh khớp; Cứng và đau khi bạn di chuyển khớp bị ảnh hưởng; Sưng, ấm hoặc đỏ trên khớp

*Nguyên nhân: Lạm dụng hoặc thay đổi mức độ hoạt động; Chấn thương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc nhiễm trùng; Đôi khi nguyên nhân không thể được tìm thấy
Phòng ngừa; Tránh các hoạt động lặp đi lặp lại

 

Bệnh loãng xương (5)


Loãng xương là bệnh xương khớp phổ biến nhất. Đó là một căn bệnh trong đó xương trở nên mỏng manh và dễ bị gãy hơn.

Loãng xương là bệnh xương khớp phổ biến nhất. Đó là một căn bệnh trong đó xương trở nên mỏng manh và dễ bị gãy hơn.

 

*Triệu chứng: Giảm chiều cao; Đau và khòm lưng

*Nguyên nhân: Lịch sử gia đình; Giảm nồng độ estrogen tại thời điểm mãn kinh; Uống nhiều rượu; Trọng lượng cơ thể thấp; Hút thuốc; Sử dụng một số loại thuốc và điều kiện y tế

*Phòng ngừa: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm canxi và vitamin D; Không uống nhiều rượu; Không hút thuốc; Tập thể dục thường xuyên

 

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp


Dù bắt đầu khởi phát từ nguyên nhân gì, di truyền hay tuổi tác, chấn thương hay quá trình vận động, ăn uống... thì tất cả các nguyên nhân nguyên phát gây bệnh xương khớp kể trên đều có liên quan đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thứ phát và nguyên phát, hai nguyên nhân này cứ luân phiên cộng hưởng khiến khớp ngày càng suy sụp.

Xương trong cơ thể chúng ta xảy ra liên tục quá trình tạo xương và hủy xương để xương luôn luôn được mới. Khi ta già đi, quá trình tạo xương và hủy xương không còn cân bằng nữa, hủy nhiều hơn tạo. Điều này dẫn đến loãng xương, khiến xương giòn và dễ vỡ hơn, các thành phần và tính chất của sụn cũng thay đổi theo. Sụn khớp mất nước làm khả năng giảm ma sát bị kém đi và dần bị bào mòn. Đồng thời dây chằng cũng như các mô liên kết khác trở nên kém đàn hồi và không còn linh hoạt theo tuổi tác. Những thay đổi đó khiến biên độ hoạt động của khớp giảm, khi có một tác động làm sụn bị phá vỡ gây ra viêm, thoái hóa và đau nhức. Do đó, việc chăm sóc, duy trì độ ổn định của lớp đệm sụn khớp và xương dưới sụn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chống lại các vấn đề bệnh lý tại xương khớp, giúp hệ vận động khỏe khoắn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tất cả các nguyên nhân nguyên phát gây bệnh xương khớp đều có liên quan đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn

 

Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên Orthoinfo, một ấn phẩm của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: Không được vận động thường xuyên sẽ tạo ra những thay đổi trong hệ thống xương khớp của chúng ta và đây có thể là nguyên nhân nền gây ra các bệnh xương khớp. Người tuổi càng lớn thì càng ít vận động. Khi mọi người thường xuyên đưa ra những lý do để biện minh cho việc lười vận động thì lợi ích mà một bài tập vận động toàn thân ngắn cũng đã mang lại hiệu quả không ngờ, tăng biên độ hoạt động khớp để đảm bảo tính linh hoạt. Tập tạ, rèn luyện sức mạnh là cách để xây dựng cũng như bảo tồn khối cơ bắp, ngăn chặn lão hóa và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

*Các phương pháp chẩn đoán: Chẩn đoán hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology) năm 1991. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán chủ yếu là X-quang, siêu âm khớp, cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp và một số xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu và sinh hóa khác.

X-quang; Siêu âm khớp; Chụp cộng hưởng từ MRI; Nội soi khớp; Các xét nghiệm khác

 

Điều trị các bệnh xương khớp


Hầu hết các bệnh về xương khớp khó điều trị dứt điểm. Như bộ khung sườn của một cổ máy, khi đã đến tuổi, xương khớp rất dễ hư hỏng từ vặt vãnh đến nghiêm trọng. Chỉ có chăm chút, “bảo dưỡng” nó thường xuyên thì mới có thể duy trì nó hoạt động dài lâu, hạn chế hư hao.

 

Tùy vào mỗi loại bệnh xương khớp sẽ có các điều trị cụ thể để làm giảm triệu chứng và cải thiện bệnh.

 

Tùy vào mỗi loại bệnh xương khớp sẽ có các điều trị cụ thể để làm giảm triệu chứng và cải thiện bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bệnh xương khớp quanh đi quẩn lại thì chỉ nhằm vào mục đích giảm đau trong các đợt tiến triển; Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp; tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi; đồng thời nâng cao cuộc sống cho người bệnh.

Vật lý trị liệu; Thuốc giảm đau nhanh; Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOA); Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP); Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation); Phẫu thuật

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661