Lượt xem: 832 Ngày đăng: 11:19 01/04/2022
Mặc dù hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ( và có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khoẻ ), nhưng hơn một tỷ người trên thế giới vẫn tiếp tục hút thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên sử dụng CBD cho cơn nghiện thuốc lá có thể làm thay đổi điều này.
Tuy cùng là một thành phần được dùng trong thuốc lá điện tử nhưng CBD và nicotine có công dụng hoàn toàn khác nhau. Nếu như nicotine là một chất được dùng đến có tác dụng hỗ trợ sự tập trung, giúp người dùng tỉnh táo và dễ làm việc hơn. Thì ngược lại, CBD sẽ được sử dụng để đưa người dùng đến một cảm giác thoải mái và thư giản hơn.
Mặc dù hoạt động nghiên cứu trước đây đã nhận định CBD có thể giúp điều trị nhiều dạng nghiện chất, song đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu hiệu ứng của CBD đối với chứng nghiện thuốc lá trên người. 24 người hút thuốc lá đã được tuyển chọn và chia làm 2 nhóm, được nhận những bình xịt (inhaler) chứa CBD hoặc giả dược.
Trong thời gian 1 tuần, cả 2 nhóm được yêu cầu sử dụng bình xịt bất cứ khi nào họ có cảm giác thèm muốn được hút thuốc. Kết quả – Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trong khi nhóm dùng bình xịt chứa giả dược không thể hiện một khác biệt nào trong thói quen hút thuốc, nhóm được nhận bình xịt chứa CBD, trên trung bình, đã giảm 40% số lượng thuốc lá đã hút. Mặc dù hiện nay đã có các liệu pháp điều trị cho chứng nghiện thuốc, giới nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm các lựa chọn điều trị thay thế hiệu quả hơn. CBD có vẻ là một ứng viên triển vọng.
Tuy nhiên, Bác sỹ Morgan cho hay rất khó để làm phép so sánh với các liệu pháp khác dựa trên kết quả của nghiên cứu này. “Con số 40% này vượt ngoài sự trông đợi, rất khó để so sánh với các liệu pháp cai thuốc lá khác vì chúng tôi đã không yêu cầu người tham gia bỏ thuốc, mà chỉ cần thử sử dụng bình xịt mỗi khi họ muốn hút thuốc”. Các tác giả nhận định rằng cần có thêm các nghiên cứu lớn hơn để xác nhận những phát hiện này.
Bác sỹ Morgan cho biết bà cũng đang tiến hành nghiên cứu CBD trong vai trò một phương thức hỗ trợ để cai cần sa. Phải chăng việc hút cần sa chứa hàm lượng CBD cao có tác dụng cắt cơn thèm thuốc? Người ta nhận thấy thêm rằng với việc sử dụng CBD trong ngắn hạn và dài hạn, khả năng ngừng hút thuốc lá cao hơn ở nhóm tuổi 25-35.
Dưới đây là một số kết quả chính của nghiên cứu:
Gần 42% người tham gia có thể bỏ hút thuốc trong một tháng bằng cách sử dụng CBD.
Khoảng 33% người tham gia cảm thấy khó bỏ hút thuốc trong hơn một tuần, mặc dù đã sử dụng CBD.
Khoảng 10% số người tham gia hút thuốc lại sau hai tuần.
Gần 15% người tham gia hút thuốc sau khi sử dụng CBD trong ba tuần liên tục.
Mặc dù có động lực để không hút thuốc, nhưng các triệu chứng cai nghiện khiến họ không thể kiêng. Nghiên cứu này không được thực hiện trong một môi trường được kiểm soát. Nó dựa trên dữ liệu mà những người tham gia nghiên cứu cung cấp. Không có nhà khoa học hoặc nhà y học nào tham gia thực hiện nghiên cứu. Mặc dù những người hút thuốc thường thể hiện động lực mạnh mẽ để bỏ thuốc, nhưng các triệu chứng cai thuốc thường ngăn cản họ bỏ thuốc.
Sự phổ biến của CBD đang gia tăng. Và, nhận ra rằng, bên cạnh vô số lợi ích của nó, CBD có thể là một trợ giúp cai nghiện thuốc lá khả thi. Thị trường CBD dành cho người hút thuốc vẫn còn sơ khai. Nhưng nhiều người hút thuốc đã chuyển sang CBD để thúc đẩy và kiềm chế cơn thèm nicotine của họ.
Chúng ta có thể thấy được CBD có tác động tích cực đến hành vi sử dụng thuốc lá. Có ảnh hưởng đến hệ thống endocannabinoid góp phần ức chế cảm giác thèm nicotine. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới có một nghiên cứu lâm sàng về đề tài này. Để làm rõ hơn về cơ chế của CBD với việc nghiện thuốc lá chúng ta cần nhiều nghiên cứu có quy mô lớn và sâu hơn. Ngoài ra, việc hấp thụ nicotine thông qua hệ thống hóa hơi (vape) là một phương pháp rất tốt để người nghiện thuốc lá bỏ thuốc.
Ghshop là trang tin tổng hợp các kiến thức liên quan đến Tinh Dầu CBD "Bạn hãy là người tiêu dùng thông thái" Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của tinh dầu CBD cần phải hỏi kỹ chuyên gia, bác sỹ các tác dụng phụ cũng như đối tượng sử dụng để dùng sản phẩm có hiệu quả nhất!
0902.284.189 - 098.626.1661