Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Điều Nhất Định Bạn Phải Biết

Lượt xem: 403 Ngày đăng: 11:36 26/11/2020

Khi một thai phụ được xác nhận có bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là người phụ nữ đó không bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai mà bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đang mang thai. Một số phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ nhiều lần. Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sĩ thường kiểm tra bệnh tiểu đường cho thai phụ vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ.

 

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai thường phát hiện từ tuần 24 đến tuần 28. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố, tăng các hóc môn làm tăng đường máu, từ đó xảy ra tình trạng kháng Insulin và gây ra đái tháo đường. Thông thường, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi thai phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ phải dùng hóc môn tuyến tụy để trị bệnh.

 

Những vấn đề của tiểu đường thai kỳ

 

Không kiểm soát tốt lượng đường trong máu của người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho người mẹ và cả thai nhi:

1. Em bé quá lớn

Các em bé được “cho ăn quá nhiều” và phát triển quá lớn. Bên cạnh việc gây ra những khó chịu cho người mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, một em bé quá lớn có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho cả người mẹ và em bé khi sinh. Người mẹ cần phải sinh mổ để đưa em bé ra ngoài. Em bé được sinh ra có thể bị tổn thương thần kinh do áp lực khi sinh.

 

Không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể khiến cho lượng đường trong máu của em bé cao.

 

2. C-Section (sinh mổ)

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Thai phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ phải sinh mổ cao hơn nếu không kiểm soát tốt bệnh tình của mình. Người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn nếu sinh mổ.

3. Huyết áp cao (tiền sản giật)

Khi người phụ nữ mang thai có huyết áp cao, có lượng protein trong nước tiểu cao và thường xuyên bị phù nề ngón chân và ngón tay, họ có thể bị tiền sản giật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần đến sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Huyết áp cao có thể gây hại cho cả người mẹ và thai nhi. Huyết áp cao có thể dẫn đến sinh non và cũng có thể gây co giật hoặc đột quỵ (cục máu đông hoặc chảy máu não có thể dẫn đến tổn thương não) ở phụ nữ khi chuyển dạ và sinh nở. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị huyết áp cao thường xuyên hơn phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.

4. Đường huyết thấp (chứng hạ đường huyết)

 

Nếu một người phụ nữ bị tiểu đường mà không kiểm soát tốt  thì em bé có thể rất nhanh chóng bị hạ đường huyết sau khi sinh.

 

Những người bị tiểu đường phải sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác để có thể tăng lượng đường trong máu khi nó hạ quá thấp. Hạ đường huyết có thể trở nên rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Hạ đường huyết có thể tránh được nếu người phụ nữ theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ và điều trị hạ đường huyết sớm.

Nếu một người phụ nữ bị tiểu đường mà không kiểm soát tốt trong thai kỳ, thì em bé có thể rất nhanh chóng bị hạ đường huyết sau khi sinh. Lượng đường huyết của em bé phải được theo dõi trong vài giờ sau khi sinh.

 

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?


Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường: Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều; Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu... Khó lành các vết trầy xước, vết thương; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức; Nước tiểu có nhiều kiến bâu ...

 

Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

 

Tiểu đường thai kì là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:

 

 

⇒ Tuổi trến 25; Tiền sử gia đình có người đái tháo đường; Béo phì ((BMI >30 thì nguy cơ ĐTĐTK tăng gấp 3 lần so với người BMI < 20)

Người Đông Nam Á tỷ lệ đái tháo đường cao gấp 5 lần; Tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Gluco lúc đói; Tiền sử ĐTĐTK; Tiền sử đẻ con to > 4000gr (Người VN > 3600gr); Tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp, thai lưu đb thai lưu 3 tháng cuối. con dị tật, đa ối vv…

Tiền sử rôi loạn huyết áp ở lần mang thai trước, tăng huyết áp mạn tính hay bệnh thận

 

5 lời khuyên giành cho phụ nữ mang bầu bị tiểu đường

 

1. Ăn thực phẩm lành mạnh

Ăn các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cũng giúp bạn học cách kiểm soát lượng đường trong máu trong thai kỳ.

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn trước khi tập thể dục. Thông thường, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội hoặc chơi với trẻ em.

 

Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

 

3. Thường xuyên theo dõi đường huyết

Việc mang thai sẽ làm cho cơ thể bạn cần năng lượng để chuyển đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Sử dụng insulin nếu thấy cần thiết

Đôi khi một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải sử dụng hóc môn tuyến tụy. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu sử dụng hóc môn tuyến tụy thì hãy dùng nó theo hướng dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.

5. Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi mang thai

Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau 6-12 tuần sinh em bé, và sau đó định kỳ 1-3 năm.

Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường hết ngay sau khi sinh con. Nếu bệnh tiểu đường của bạn vẫn chưa khỏi, bệnh tiểu đường này gọi là tiểu đường loại 2. Ngay cả khi hết bệnh tiểu đường sau khi sinh, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau này sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Sau thai kỳ, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần phải tập luyện thể dục và cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa và trì hoãn sự phát tác thành tiểu đường loại 2. Người mẹ cũng gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường huyết mỗi 1-3 năm. 

 

Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?


Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể. Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua; Uống từ 6~8 ly nước trong ngày

 

Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt...

 

Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrat sẽ làm đường máu tăng nhanh. Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt... Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ: như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp...

 

Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?


Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo...

Không nên ăn các thực phấm chứa chất béo bão hòa: sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt...

Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: xúc xích, thịt xông khói.

 

 Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?


Trái cây là thực phẩm vô cùng thiết yếu hàng ngày, chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, các loại trái cây tốt, phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết cơ thể tốt, làm chậm tiến triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng.  Tuy nhiên phụ nữ tiểu đường thai kỳ cần lựa chọn những loại hoa quả phù hợp, vừa cung cấp dinh dưỡng tốt vừa không khiến đường huyết tăng cao đột ngột hoặc kéo dài. Theo đó, nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì thì các loại trái cây tốt cho người tiểu đường thai kỳ, có thể ăn với số lượng nhiều như:

 

Bệnh nhân tiểu đường, các loại trái cây tốt, phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết cơ thể tốt

 

1. Táo: Táo chứa nhiều chất oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Các chất dinh dưỡng trong táo cũng giúp cơ thể hấp thu nhanh, đẩy mạnh tiêu hóa chất béo cho cơ thể.

2. Roi: Roi chứa lượng đường thấp, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt giúp khống chế ổn định lượng đường trong máu. Loại quả này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu nhiều, giúp bạn thỏa mãn cơn khát mà không cần dùng nước ngọt.

3. Cam: Cam chứa nhiều Vitamin C, hương vị thơm ngon rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Đây là thực phẩm an toàn được khuyên nên sử dụng hàng ngày trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai.

4. Bưởi: Bưởi là loại quả rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nói chung và người bị tiểu đường thai kỳ nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sử dụng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, tiêu viêm, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và viêm nhiễm ở bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng bưởi kéo dài liên tục không chỉ giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện bệnh mà còn làm đẹp da, giảm béo, giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm tiến triển.

5. Lê: Lê là loại quả giàu chất xơ và ít đường, cũng rất tốt với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế các loại trái cây có hàm lượng đường cao, gây tăng đường huyết nhanh như: mít, vải, sầu riêng, nhãn,…

Cần lưu ý rằng các loại nước ép trái cây không phải là thức uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ bởi chúng có thể khiến dạ dày tiêu hóa nhanh, hấp thụ đường bột và làm đường huyết tăng đột ngột. Người bị tiểu đường thai kỳ không những cần chú trọng vào việc lựa chọn và sử dụng các loại hoa quả tươi sao cho với lượng vừa đủ, đúng thời điểm, chia nhỏ các bữa ăn

Reserve giúp ích như thế nào trong đái tháo đường của thai kỳ?

Dùng Reserve để cơ thể mạnh hơn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng xấu của bệnh tiểu đường

 

Đái tháo đường do cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin vì bị phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy khiến lượng insulin thiếu hụt không cung cấp đủ năng lượng làm cơ thể mệt mỏi. Reserve giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Các thành  phần tự nhiên giàu dưỡng chất nhất là chất chống oxy hóa Resveratrol với công nghệ sinh học tế bào đi sau có khả năng sửa chữa các gen, sửa chữa tế bào, vô hiệu hóa các gốc tự do phá hủy các cơ quan nguyên nhân gây ra sự phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy. Kích hoạt tuyến tụy sản sinh ra insulin, dùng Reserve mỗi ngày để cơ thể mạnh hơn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định từ đó ngăn ngừa các biến chứng xấu của bệnh tiểu đường gây ra đồng thời đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời chỉ số thẩm thấu CAP-E lên đến 37.1 đơn vị/1 cm3  thẩm thấu sâu vào các tế bào hấp thu nhanh hiệu quả.

 

 

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm Chaga RevitaBlu để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm Reserve chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661