Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Tế bào gốc chữa được những bệnh gì?

Lượt xem: 444 Ngày đăng: 08:59 16/12/2019

Trong những năm gần đây, y học tái tạo đang chứng kiến những bước tăng trưởng mạnh, với vai trò là giải pháp thay thế cho phương pháp điều trị y tế truyền thống. Trọng tâm của y học tái tạo là hỗ trợ cơ thể tự phục hồi thông qua sử dụng tế bào người, đặc biệt là liệu pháp tế bào gốc.

 

Theo các nhà nghiên cứu, liệu pháp tế bào gốc có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mãn tính khác nhau. Do những đặc tính độc đáo của chúng, tế bào gốc có thể được sử dụng để thay thế và sửa chữa các tế bào bị thương tổn, nhờ đó mang đến hy vọng hồi phục cho bệnh nhân.

Tổng quan về Tế bào gốc

Tế bào gốc là gì?

Phần lớn các tế bào cơ thể đều có một chức năng cụ thể. Ngược lại, tế bào gốc là những tế bào chưa hình thành vai trò chuyên biệt nào cả. Đặc điểm độc đáo của chúng nằm ở khả năng tự tái tạo và biệt hóa. Dưới những điều kiện phù hợp, tế bào gốc sẽ phát triển thành những loại tế bào chức năng khác nhau (ví dụ: tế bào máu, xương, cơ tim).

Tế bào gốc có thể được chia thành nhiều loại, bao gồm tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc phôi và tế bào gốc đa năng cảm ứng (induced pluripotent stem cells – iPS).

  • Tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ phôi. Những tế bào này rất giá trị nhờ vào tiềm năng biệt hóa thành bất kỳ tế bào cơ thể nào. Tuy nhiên, việc sử dụng tế bào gốc phôi hiện không phổ biến vì liên quan đến những tranh cãi về vi phạm quyền con người.
  • Tế bào gốc trưởng thành là tế bào gốc được chiết xuất từ mô cơ thể. Hầu hết phương pháp điều trị ngày nay sử dụng loại tế bào này, với lý do không gây ra các vấn đề đạo đức như tế bào gốc phôi.
  • Cuối cùng, tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) là những tế bào trưởng thành có chung đặc điểm với tế bào gốc phôi. Những tế bào này được lấy từ nguồn tế bào da và các mô cơ thể khác.

Tế bào gốc có tác dụng gì?

Nhờ vào khả năng biệt hóa – biến đổi thành nhiều loại tế bào chức năng, tế bào gốc có thể giúp tái tạo tế bào và mô bị thương tổn do chấn thương và bệnh tật, nhờ đó cải thiện sức khỏe nói chung và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Hiện nay, tế bào gốc được sử dụng với 2 công dụng chính:

  • Trẻ hóa. Bằng cách sửa chữa và thay thế các tế bào cơ thể đã già và chết, tế bào gốc có thể đem lại cải thiện đáng kể về sức khỏe về phương diện thẩm mỹ như: giảm bớt đốm đồi mồi, nếp nhăn.
  • Điều trị bệnh. Dựa trên cơ chế tái tạo của chúng, tế bào gốc có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị nhiều loại bệnh lý.

Tế bào gốc chữa được những bệnh gì?

Không giống như các phương pháp điều trị truyến thống như phẫu thuật và uosng thuốc, liệu pháp tế bào gốc là một phương pháp điều trị không xâm lấn. Hiệu quả của phương pháp này dựa trên cơ chế kích thích cơ thể tự sửa chữa và tăng cường khả năng miễn dịch. Tế bào gốc có khả năng phân chia thành các tế bào chuyên biệt để thay thế các tế bào bị chết và tổn thương – từ đó tái tạo các cơ quan cơ thể.

Sau khi cấy ghép, các tế bào gốc sẽ đi khắp cơ thể, tìm kiếm các cơ quan bị tổn thương. Khi đến những khu vực trên, các tế bào này sẽ bắt đầu xúc tiến quá trình tái tạo, cũng như cân bằng lượng hormone và kích thích quá trình trao đổi chất.

Về mặt lý thuyết, liệu pháp tế bào gốc có thể phục vụ điều trị rất nhiều bệnh. Với những nghiên cứu bổ sung, khả năng lớn là các nhà khoa học sẽ tìm ra những ứng dụng mới của loại tế bào đặc biệt này.

Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến mà liệu pháp tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị:

1. Bệnh tim

Ngày nay, bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 17 triệu người chết vì căn bệnh này.

Suy tim là tình trạng xảy ra khi xảy ra rối loạn trong quá trình bơm máu của tim, làm chậm lưu thông máu và tăng áp lực trong tim; từ đó dẫn đến giảm hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng.

Với tiềm năng biệt hóa lớn, tế bào gốc đa năng có thể được cấy vào cơ thể bệnh nhân để tái tạo các tế bào cơ tim mới, sửa chữa các mô tim bị thương tổn. Tế bào gốc có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau – với tủy xương là một trong những nguồn phổ biến nhất.

 

2. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý xảy ra khi khả năng xử lý đường huyết của cơ thể bị suy yếu. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và bệnh tim.

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường. Trọng tâm của hầu hết các liệu trình điều trị là kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Một vấn đề của phương pháp điều trị truyền thống là yêu cầu phải tiêm insulin thường xuyên. Bằng việc sử dụng tế bào gốc, bệnh nhân sẽ tránh gặp phải vấn đề này.

Theo các nhà nghiên cứu, tế bào gốc khi tiêm vào cơ thể sẽ giúp hình thành các tế bào beta mới và điều chỉnh hệ thống miễn dịch, nhờ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

 

3. Rối loạn thần kinh

Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Khi xảy ra rối loạn hệ thống thần kinh, khả năng di chuyển, nói, nuốt, thở và học hỏi của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tình trạng này cũng tác động đến trí nhớ và các giác quan của bạn.

Hiện nay, có hơn 600 bệnh lý rối loạn thần kinh, bao gồm những bệnh nguy hiểm như ALS (xơ cứng cột bên teo cơ), PLS (xơ cứng bên nguyên phát) và MS (đa xơ cứng). Trước đây, những bệnh này không có cách để chữa trị. Tuy nhiên, sự xuất hiện của liệu pháp tế bào gốc đã mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân, thông qua việc hỗ trợ khôi phục chức năng thần kinh và bảo vệ hệ thần kinh khỏi quá trình thoái hóa.

 

4. Bệnh thoái hóa

Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu tế bào gốc đã đem lại cho bệnh nhân cơ hội chữa khỏi nhiều bệnh lý thoái hóa (ví dụ: bệnh ParkinsonAlzheimer). Trong trường hợp này, tế bào gốc có thể giúp khôi phục các tế bào não đang chết đi, nhờ đó cải thiện chức năng nhận thức của bệnh nhân.

 

5. Viêm khớp

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau; trong đó, phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA). Bệnh viêm khớp phá vỡ sụn khớp ở tay, đầu gối, hông và cột sống.

Để hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp, tế bào gốc có thể được cấy vào cơ thể bệnh nhân để thay thế các tế bào bị hư hỏng, nhờ đó giảm bớt đau đớn và cải thiện phạm vi chuyển động.

6. Rối loạn phát triển

Bệnh nhân bị rối loạn phát triển thường bị khuyết tật nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần. Hậu quả là, họ bị hạn chế đáng kể ở khả năng thực hiện các hoạt động trong cuộc sống. Một số ví dụ về rối loạn phát triển có thể kể đến là bệnh bại não (CP) và tự kỷ.

7. Thoái hóa điểm vàng (AMD)

Thoái hóa điểm vàng (AMD) hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Ban đầu, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như nhìn mờ khi đọc sách.

Để điều trị AMD, tế bào gốc có thể giúp tái tạo mô biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) trong mắt.

8. Chấn thương tủy sống

Đầu năm 2019, chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị chấn thương cột sống.

9. Các bệnh lý khác

Những bệnh lý trên đây chỉ là một trong số những tình trạng phổ biến nhất mà tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một danh sách chi tiết, nhưng chưa đầy đủ những bệnh lý thích hợp để trị liệu bằng tế bào gốc. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị tế bào gốc là không giống nhau giữa các bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để đánh giá đúng tỷ lệ thành công đối với trường hợp của bạn.

  • Suy thượng thận;
  • Sửa chữa sụn;
  • Xuất huyết não (di chứng);
  • Bệnh Crohn;
  • Bệnh võng mạc tiểu đường;
  • Xơ gan;
  • Thiếu máu cục bộ dưới;
  • Lupus;
  • Chấn thương sọ não.

Lời kết

Hiện nay, việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị y tế vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy tiềm năng đáng kinh ngạc của chúng trong điều trị nhiều loại bệnh mãn tính khác nhau. Với thời gian, khả năng lớn là các nhà khoa học sẽ khám phá ra nhiều ứng dụng mới của phương pháp điều trị đặc biệt này.

 

 

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về tế bào gốc & cơ sở điều trị, vui lòng liên hệ:

www. ghshop.vn

Add : Số 39, Ngõ 32/65 Mễ Trì Hạ, Phố Đỗ Đức Dục, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Phone: 0867.697.007 hoặc 0987.697.007
0902284189

Email: ghshop365@gmail.com

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661