Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Tất Tần Tật Thông Tin Về Bệnh Tiểu Đường ( Đái Tháo Đường)

Lượt xem: 301 Ngày đăng: 10:48 26/11/2020

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành... cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường là gì?

 

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường

 

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Tiểu đường thai kỳ:  là một trạng thái mà bạn có thể phát triển khi mang thai. Nó sẽ được sử dụng thử nghiệm và thử nghiệm dung nạp đường uống khi bạn mang thai từ 24 đến 28 tuần. Đường tiểu phẫu có thể được kiểm tra bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, mặc dù một số phụ nữ có thể cần sử dụng thuốc hoặc insulin cho đến khi sinh con. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh, mặc dù nó có thể làm tăng khả năng bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc sống.

 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu hiện nay thì nguyên nhân chính là sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến sự rối loạn trên. Tuy nhiên nguyên nhân nào gây thiếu hụt hay đề kháng insulin thì bạn đã biết hay chưa? Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường phổ biến mà ai cũng nên biết.

 

Theo một số nghiên cứu hiện nay thì nguyên nhân chính là sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến sự rối loạn trên.

 

*Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân chính gây nên là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa và lượng đường trong máu tăng cao. Nhìn chung do yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Tuy nhiên bệnh vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.

*Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2: Lúc này các tế bào đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy khiến insulin được tạo ra không đủ để vượt qua sự đề kháng này và dẫn đến lượng đường bị tích tụ trong máu rất nhiều. Lượng đường trong máu tăng vọt so với thông thường gây nên những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường xuất hiện. Ngoài ra, một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường phải kể đến như: béo phì, mỡ bụng. lười vận động, bệnh sỏi thận, ăn quá nhiều thịt đỏ, do hội chứng buồng trứng đa nang, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bỏ ăn bữa sáng,…  Bạn cần chú ý đến những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường như trên để phòng tránh nhé.

*Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ: 

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên.

 

Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường có tên là glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời sử dụng nó để tạo năng lượng. Khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể bạn cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

 

6 Triệu chứng bệnh Tiểu đường (đái tháo đường)

 

Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Một số triệu chứng như: 

 

 Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao

 

1. Đi tiểu thường xuyên: Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Thận không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.

2. Thường xuyên cảm thấy đói: Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.

3. Hay khát nước: Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại phần nước đã mất đi. 

 

Khi đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại phần nước đã mất đi. 

 

4. Vết thương lâu lành: Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. 

5. Nhìn mờ: Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

6. Mảng da xỉn màu (nếp gấp): Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2. 

 

Những đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường

 

Những người sau đây dễ có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2, đó là:

- Người trên 40 tuổi; Người béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng; Có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị đái tháo đường; Ít hoạt động thể lực hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động; Bị cao huyết áp; Có rối loạn mỡ máu; Có bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc bị bệnh gout).

 

Những người phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

 

- Những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Qua theo dõi lâu dài các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, các nhà khoa học phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao, có thể lên tới 20%. Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó.

- Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng. Thường là những phụ nữ trẻ, béo, mọc nhiều lông (rậm lông), có rối loạn kinh nguyệt (thưa kinh hoặc không có kinh hoặc mất kinh kéo dài), vô sinh, làm siêu âm thấy buồng trứng 1 hoặc cả 2 bên có rất nhiều nang. Những người này có hiện tượng kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin nên dễ bị đái tháo đường.

*Lưu ý: Những người càng có nhiều yếu tố trên thì càng dễ bị bệnh tiểu đường.

 

Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ( tiểu đường) như thế nào ?


Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì ĐTĐ là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân bị ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

Xét nghiệm định lượng glucose trong máu

 

1- HbA1C > 6,5%.

2- Glucose khi đói >7,0 mmol/l.

3- Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống).

4- Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ.

Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm trên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy có một trong các triệu chứng của bệnh ĐTĐ. Thời gian làm các xét nghiệm trên mất khoảng một giờ. Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 đến 10 giờ. Xét nghiệm không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu mức glucose máu khi đói từ 6,4-7,0 mmol/l là giai đoạn tiềm tàng của ĐTĐ- giai đoạn giảm khả năng dung nạp Glucose. Ngoài ra, cần làm thêm các xét nghiệm về lipid máu, chức năng thận, Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, khám chuyên khoa mắt, chụp X-quang phổi... để phát hiện các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

 

Điều trị đái tháo đường ( tiểu đường) như thế nào?

 

ĐTĐ là bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để xắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị ĐTĐ nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.

 

Bản chất của bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hóa 

 

Bản chất của bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

Khi hai biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị ĐTĐ có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp.

Dùng thêm các sản phẩm TPCN giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường

Reserve giúp ích như thế nào trong đái tháo đường?

 

Reserve giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

 

Đái tháo đường do cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin vì bị phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy khiến lượng insulin thiếu hụt không cung cấp đủ năng lượng làm cơ thể mệt mỏi. Reserve giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Các thành  phần tự nhiên giàu dưỡng chất nhất là chất chống oxy hóa Resveratrol với công nghệ sinh học tế bào đi sau có khả năng sửa chữa các gen, sửa chữa tế bào, vô hiệu hóa các gốc tự do phá hủy các cơ quan nguyên nhân gây ra sự phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy. Kích hoạt tuyến tụy sản sinh ra insulin, dùng Reserve mỗi ngày  để cơ thể mạnh hơn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định từ đó ngăn ngừa các biến chứng xấu của bệnh tiểu đường gây ra đồng thời đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời chỉ số thẩm thấu CAP-E lên đến 37.1 đơn vị/1 cm3  thẩm thấu sâu vào các tế bào hấp thu nhanh hiệu quả.

Chia sẻ người bệnh đái tháo đường sau khi dùng Reserve:

 

 

Bác Sách sử dụng sản phẩm Reserve đã rất ổn định sau 7 tháng và sau đây là cảm nhận chia sẻ của Bác: “Vâng, tôi là người Đông Triều, Quảng Ninh năm nay thôi 77 rồi, tiểu đường cũng đã bước sang năm thứ 20 chuẩn bị bước sang năm thứ 22 tiểu đường tuýp 2. Trước khi tôi dùng các sản phẩm Reserve thì nói chung là không ổn định. Bởi vì nó các bác sĩ đã nói rằng thời gian quá dài rồi, vị thế cho nên nó gặp khó khăn. Nhưng mà sau khi tôi gặp được sản phẩm Reserve sử dụng từ tháng 5 đến nay đã rất tốt, nó ổn định được đường huyết. Mặc dầu trong vòng 6 tháng nay tôi không sử dụng trực tiếp. Thế nhưng các chỉ tiêu về đường huyết và phụ đó thì nó đã về rất ổn định nên ăn uống cũng không phải lo gì kiêng khem .Có thể nói rằng nếu sử dụng liên tục khoảng 3 tháng thì chắc chắn sẽ rất tốt. Mong mọi người tiếp nhận được thông tin này và để chính chăm sóc cho bản thân mình.”

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaRevitaBlu để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm Reserve chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661