Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Sự Khác Biệt Giữa Cây Gai Dầu Và Cây Cần Sa

Lượt xem: 1518 Ngày đăng: 12:19 02/04/2022

Sự khác biệt chính giữa cây gai dầu và cây cần sa là thành phần hoạt chất THC và CBD có trong mỗi loại cây. Trong khi cây gai dầu có chứa không quá 0,3% THC theo khối lượng khô thì cây cần sa có thể chứa tới 30% hàm lượng hợp chất THC. Ngoài ra, cây cần sa cũng có chứa nhiều CBD hơn cây gai dầu. Theo các nhà nghiên cứu thì cấu trúc hóa học của CBD chiết xuất từ hai loại cây này là như nhau

Sự khác biệt chính giữa cây gai dầu và cây cần sa là thành phần hoạt chất THC và CBD có trong mỗi loại cây.

 

Cannabidiol (CBD) là một trong số hơn 100 loại hợp chất cannabinoid tự nhiên trong họ cây cần sa (cannabis sativa L). Cannabinoids là các hoạt chất trong cây cần sa có tác dụng dược lý trên toàn cơ thể, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch. Cannabinoids còn được gọi là phytocannabinoids. Cannabidiol (CBD) và tétrahydrocannabinol (THC) là hai thành phần dầu thuộc nhóm Cannabinoid được tìm thấy nhiều nhất trong cây cần sa, do đó được công nhận và được nghiên cứu nhiều nhất về các lợi ích y tế của chúng

CBD có thể được chiết xuất và tách ra từ một trong hai loại cây thuộc họ cần sa (Cannabis Sativa L) là cây cần sa (marijuana) và cây gai dầu (hemp).

Sự khác biệt chính giữa cây gai dầu và cây cần sa là thành phần hoạt chất THC và CBD có trong mỗi loại cây. Trong khi cây gai dầu có chứa không quá 0,3% THC theo khối lượng khô thì cây cần sa có thể chứa tới 30% hàm lượng hợp chất THC. Ngoài ra, cây cần sa cũng có chứa nhiều CBD hơn cây gai dầu. Theo các nhà nghiên cứu thì cấu trúc hóa học của CBD chiết xuất từ hai loại cây này là như nhau, do đó, tác dụng của nó đối với cơ thể cũng giống nhau. Cả THC và CBD được chiết xuất từ lá, nhựa hoặc ngọn hoa của cây, chứ không phải thân cây. Gần như tất cả các sản phẩm có chứa THC cũng chứa CBD. Nhưng CBD thường được bán và sử dụng riêng.

Trong khi cây cần sa và các sản phẩm từ cây cần sa nằm trong danh sách các chất cần hạn chế và là chất cấm ở phần lớn các nước trên thế giới, cây gai dầu và sản phẩm từ gai dầu có chứa không quá 0,3% THC đã được hợp pháp hóa ở nhiều nơi. Do đó, hầu hết các sản phẩm CBD hợp pháp có thể tìm thấy trên thị trường thường được chiết xuất từ dầu cây gai dầu.

CBD có gây nghiện không?

Nghiện là một tình trạng mãn tính buộc một người tìm kiếm, tiêu thụ một chất, bất kể nó có hậu quả có hại hay không. Hầu như tất cả các chất gây nghiện đều tập trung vào hệ thống dopamine - còn được gọi là "hormone hạnh phúc". Theo thời gian, việc sử dụng thường xuyên chất này làm cho bộ não thích nghi với việc cung cấp dopamine từ bên ngoài bằng cách sản xuất ít dopamine hơn. Điều này buộc một người phải thường xuyên chất đó và gây nghiện.

Không giống như THC, CBD là hợp chất thuộc nhóm Cannabinoid không gây ngộ độc hay hưng phấn.

 

CBD thường bị nhầm lẫn với delta-9-THC (THC), một loại cannabinoid khác được tìm thấy trong cây cần sa. Tuy nhiên, hai hợp chất này về cơ bản có tính chất và công năng khác nhau. THC là hợp chất thuộc nhóm Cannabinoid có hoạt tính mạnh nhất tác động lên hệ thần kinh trung ương của con người gây ra trạng thái “phê thuốc”. Do đó THC được coi là một chất gây nghiện và bất hợp pháp. THC trực tiếp liên kết với các thụ thể CB1 trong não. Nó kích hoạt thụ thể CB1, ảnh hưởng đến việc sản xuất "hormone hạnh phúc" tự nhiên của cơ thể, và do đó giải thích tại sao THC có thể gây nghiện.

Không giống như THC, CBD là hợp chất thuộc nhóm Cannabinoid không gây ngộ độc hay hưng phấn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, hợp chất CBD an toàn và không gây nghiện: "CBD không có tác dụng có thể dẫn đến tình trạng nghiện hoặc lạm dụng thuốc". Cũng trong năm 2018, cơ quan phòng chống doping thế giới đã loại CBD khỏi danh sách các chất bị cấm.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cho thấy CBD thậm chí có tiềm năng đóng vai trò là "đối kháng" của các thụ thể CB1. Điều này có nghĩa là CBD có thể giúp ngăn chặn sự gắn kết của THC với các thụ thể cannabinoid (CB1, CB2), làm cho các hiệu ứng của THC trở nên khó khăn hơn. CBD, do đó, bảo vệ cơ thể chống lại những tác động tiêu cực của THC. 

Như đã đề cập ở trên, một số nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu sớm ở người cho thấy rằng CBD còn có thể giúp điều trị tình trạng nghiện chất giảm đau có chứa opioid.

CBD có an toàn không?

Cho đến nay, không có bằng chứng nào về các vấn đề đến sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc sử dụng CBD tinh chất

 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, việc sử dụng CBD tinh chất là an toàn và không gây nghiện: "CBD được dung nạp tốt và an toàn cho con người… Cho đến nay, không có bằng chứng nào về các vấn đề đến sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc sử dụng CBD tinh chất". Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng CBD có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ (không mong muốn) bao gồm khô miệng, huyết áp thấp, nhức đầu nhẹ và buồn ngủ. Dấu hiệu tổn thương gan cũng đã được báo cáo ở một số bệnh nhân. Ví dụ, một sản phẩm CBD theo toa (Epidiolex) có thể uống theo liều với liều tối đa 10-20 mg/kg mỗi ngày. Các tác dụng phụ trong thử nghiệm Epidiolex bao gồm tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu, phát ban, giảm sự thèm ăn và tăng men gan. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu khác sâu hơn để làm rõ các tác dụng phụ của CBD này.

Ghshop là trang tin tổng hợp các kiến thức liên quan đến Tinh Dầu CBD. Bạn hãy là người tiêu dùng thông thái. Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của tinh dầu CBD cần phải hỏi kỹ chuyên gia, bác sỹ các tác dụng phụ cũng như đối tượng sử dụng để dùng sản phẩm có hiệu quả nhất!


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 -  0968.464.131