Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Đau Đầu Thường Xuyên Nên Làm Gì?

Lượt xem: 356 Ngày đăng: 11:24 29/11/2020

Có đến 70 nhóm nguyên nhân khác nhau gây đau đầu, trong đó hơn 80% trường hợp đau đầu là lành tính. Tuy nhiên chứng đau đầu liên tục cũng có thể ẩn chứa những nguy cơ của các bệnh lý nguy hiểm.

Có đến 70 nhóm nguyên nhân khác nhau gây đau đầu, trong đó hơn 80% trường hợp đau đầu là lành tính. 

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu như: Thay đổi thời tiết, thiếu ngủ, say nắng, lao động quá sức, stress... Trong đó, yếu tố thời tiết là nguyên nhân chính gây đau đầu, nhất là khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, áp suất, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.... sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố hóa học ở não bộ, gây nên chứng đau đầu, đau nửa đầu.. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thế áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm cơn đau hiệu quả.

 

Nhận diện tính chất những cơn đau đầu


Đau đầu là một hiện tượng sức khỏe thông thường có thể xảy đến với chúng ta bất cứ khi nào. Tuy nhiên, đau đầu cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, thế nên hiểu bản chất của từng cơn đau đầu sẽ giúp bạn biết được khi bị đau đầu nên làm gì.

*Nguyên nhân khiến bạn hay bị đau đầu?

 

Đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp, có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, tổn thương nghiêm trọng

 

Theo Hiệp Hội Đau Đầu Quốc Tế (The International Headache Society), đau đầu được chia làm 2 dạng là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Và mỗi dạng đau đầu xảy ra do những nguyên nhân cụ thể sau:

1. Đau đầu nguyên phát

Khi não bộ làm việc quá mức hoặc hoạt động hoá học bên trong cấu trúc não có sự thay đổi sẽ gây ra cảm giác đau đầu và trường hợp này gọi là đau đầu nguyên phát. Những loại đau đầu nguyên phát thường gặp là đau nửa đầu, đau đầu cụm và đau đầu do căng thẳng. 

2. Đau đầu thứ phát

Nếu nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát nằm ở bên trong cấu trúc não thì tác nhân dẫn đến đau đầu thứ phát là những yếu tố bên ngoài gây kích thích lên dây thần kinh, chẳng hạn như: Say rượu bia, u não, mất nước, hoảng loạn, sợ hãi quá mức, nghiến răng, cúm, căng thẳng, lạm dụng thuốc giảm đau, ngộ độc khí Carbon, ...

Và dù là đau đầu nguyên phát hay thứ phát thì đều có liên quan đến gốc tự do. Gốc tự do sinh ra bởi các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể như phản ứng oxy hóa, hô hấp tế bào, phản ứng enzym và các tác nhân từ bên ngoài bao gồm rượu bia, khí thải, thuốc lá, đồ ăn nhanh… 

Não bộ là cơ quan bị gốc tự do tấn công mạnh nhất trong cơ thể người và khi chịu tác động của gốc tự do, não bộ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, đau nửa đầu và suy giảm trí nhớ. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, chúng ta cần thăm khám và điều trị sớm, nếu không sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

*Cơn đau đầu như thế nào tiềm ẩn nguy hiểm?

 

Bệnh nhân cần lưu ý không nên lạm dụng thuốc giảm đau khi tình trạng đau đầu liên tục kéo dài và lặp lại nhiều lần.

 

Cơn đau đầu đến với mỗi người có mức độ và tần suất khác nhau. Nhưng nếu không có tiền sử bị đau đầu mà xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng “nguy hiểm”:

1. Cơn đau đến đột ngột và kéo dài năm phút, vượt khỏi sức chịu đựng của bạn

2. Cơn đau đầu dữ dội – Tình trạng này chưa từng xảy ra trước đó

3. Cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinh như tê bì chân tay, nói chậm hoặc co giật.

4. Cơn đau lan ra sau đầu và đi xuống cổ

Khi nhận thấy những điều bất thường như vậy, bạn hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau vì triệu chứng sẽ bị che lấp và khiến tình hình trầm trọng hơn.

 

Đau Đầu Thường Xuyên Nên Làm Gì? 

 

Khi bị đau đầu, bạn đừng vội dùng thuốc giảm đau ngay bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy đau đầu nên làm gì nhanh khỏi? Áp dụng những phương pháp giảm đau dưới đây.

1. Dùng thử miếng đắp lạnh

 

Có thể bọc các viên đá trong chiếc khăn tay hoặc giặt khăn trong nước lạnh để đắp lên trán.

 

Nếu bạn bị đau nửa đầu, thử đặt một miếng dán lạnh lên trán. Có thể bọc các viên đá trong chiếc khăn tay hoặc giặt khăn trong nước lạnh để đắp lên trán. Đắp trong khoảng 15 phút rồi nghỉ ngơi.

2. Đắp khăn ấm hoặc túi chườm ấm

Nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng hãy đặt miếng khăn nóng hoặc túi chườm ấm vào phần cổ hoặc phía sau đầu. Còn nếu như bạn bị đau đầu do xoang hãy đắp khăn ấm lên khu vực bị đau. 

3. Giảm áp lực lên da dầu của bạn

Buộc tóc quá chặt có thể gây đau đầu. Cơn đau đầu do tác động lực từ bên ngoài cũng có thể do đội mũ, đeo băng đô hoặc đeo kính bơi quá chật. Trong trường hợp này, bạn nên nới lỏng dây buộc tóc, dùng mũ, băng đô, kính bơi vừa với đầu của mình.

4. Giảm ánh sáng chiếu vào mắt

 

Hãy cố gắng che cửa sổ bằng rèm chắn vào ban ngày. Đeo kính râm khi ra ngoài trời để tránh đau đầu

 

Ánh sáng không ổn định, đèn nhấp nháy hoặc ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Hãy cố gắng che cửa sổ bằng rèm chắn vào ban ngày. Đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bạn cũng nên sử dụng thêm màn hình chống lóa vào máy tính và dùng các loại đèn huỳnh quang phổ ánh sáng ban ngày trong thiết bị chiếu sáng tại nhà và nơi làm việc.

5. Không nhai quá nhiều

Nhai kẹo cao su nhiều không chỉ làm ảnh hưởng tới hàm mà còn dễ gây đau đầu. Tương tự khi bạn cắn móng tay, môi, trong má hoặc cắn bút. Tránh các loại thức ăn giòn và dính, nên cắn những miếng nhỏ. Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên hỏi bác sĩ về loại dụng cụ bảo vệ răng để tránh các cơn đau đầu vào buổi sáng.

6. Dùng một chút caffeine

Uống trà, cà phê hoặc loại nước uống có chứa caffeine khi bị đau đầu có thể giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bị đau đầu bạn có thể lựa chọn các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Tuy nhiên, không nên lạm dụng caffeine cũng như thuốc giảm đau vì có thể gây ra tác dụng phụ.

7. Thực hiện các bài tập thư giãn cơ thể

 

Bác sĩ khuyên bạn có thể tập yoga, thiền, tập giãn cơ khi cảm thấy đau đầu sẽ giúp giảm đau.

 

Có thể tập yoga, thiền, tập giãn cơ khi cảm thấy đau đầu sẽ giúp giảm đau. Đối với người bị đau đầu thường xuyên kèm theo co thắt cơ ở cổ có thể tập vật lý trị liệu. 

8. Massage vùng cổ và thái dương

Bạn có thể tự massage hoặc nhờ người khác massage đầu, cổ, vai gáy cho mình khi bị đau đầu. Xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau hiệu quả.

9. Giảm đau đầu bằng gừng

Nghiên cứu nhỏ gần đây cho thấy rằng ngoài các thuốc giảm đau thông thường, dùng gừng cũng giúp giảm đau nửa đầu. Có thể uống trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng cũng có hiệu quả.

10. Dùng thuốc giảm đau đầu trong chừng mực

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể sử dụng cho tất cả các loại đau đầu. Tuy nhiên, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tuân thủ những lưu ý sau: 

- Nên chọn thuốc dạng lỏng thay vì dạng viên. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhanh hơn.

- Uống thuốc giảm đau ngay khi cảm thấy đau sẽ giúp bạn dùng liều lượng nhỏ hơn

- Nếu có kèm đau bụng khi bị đau đầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

- Nếu bị đau đầu thường xuyên, nên tránh uống thuốc giảm đau hàng ngày, tốt nhất là nên đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!

 

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661