Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Tiểu Đường Có Lây Nhiễm Không?

Lượt xem: 583 Ngày đăng: 15:23 27/11/2020

Tiểu đường là một căn bệnh thời đại – là sát thủ thầm lặng đe dọa sức khỏe mọi người bởi những diễn biến thầm lặng của nó. Nguy hiểm là vậy nhưng phần lớn mọi người chưa có cái nhìn, hiểu biết đúng đắn về bệnh tiểu đường. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là bệnh tiểu đường có lây qua đường máu, đường ăn uống không? Có di truyền không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Siêu thị Ghshop.vn!

Tiểu đường là một căn bệnh thời đại – là sát thủ thầm lặng đe dọa sức khỏe mọi người

 

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm là tăng đường huyết kéo dài. Tăng đường huyết mạn tính sẽ gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, thần kinh…

 

1.  Bệnh tiểu đường có lây lan không?

 

Việc hiểu sai về một căn bệnh sẽ khiến mọi người có những cách hành xử thận trọng hơn khi tiếp xúc với người bệnh. Không giống như những căn bệnh dễ lây nhiễm như bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh sởi, ho lao, viêm gan B... bệnh tiểu đường hoàn toàn không bị lây nhiễm. Bệnh tiểu đường không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra nên không thể lây lan từ người này sang người khác. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những bệnh nhân tiểu đường.

 

2.  Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?

 

Người bị bệnh tiểu đường thường có chỉ số đường huyết cao hơn người bình thường

 

Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn nội tiết chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do thiếu hụt insulin. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc insulin kém chất lượng khiến glucose không kịp chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao gây nên bệnh tiểu đường. Chính vì người bị bệnh tiểu đường thường có chỉ số đường huyết cao hơn người bình thường nên họ lo sợ rằng căn bệnh này cũng có thể lây truyền qua đường máu.

Bệnh tiểu đường không lây qua đường máu. Bệnh tiểu đường không giống những căn bệnh lây truyền qua đường máu như HIV AIDS, virus HPV gây ung thư cổ tử cung, bệnh viêm gan, ký sinh trùng sốt rét… Cho dù bạn nhận máu từ một bệnh nhân tiểu đường thì bạn cũng không thể mắc bệnh tiểu đường nếu như bạn kiểm soát đường huyết tốt. Vì vậy hãy chủ động kiểm soát đường huyết của bản thân bạn nhé!

 

3.  Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

 

Vì người ta hay thấy rằng, những người sống trong một gia đình thường bị mắc phải căn bệnh tiểu đường giống nhau nên họ cho rằng nguyên nhân là do lây nhiễm qua đường ăn uống. Thực chất căn bệnh này không hề bị lây qua đường ăn uống hay tuyến nước bọt hay qua đường hô hấp như nhiều người vẫn nghĩ. Để lý giải cho điều này, có thể hiểu rằng những người trong một gia đình bị mắc phải bệnh tiểu đường là do họ có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau.

 

Thực chất căn bệnh này không hề bị lây qua đường ăn uống hay tuyến nước bọt hay qua đường hô hấp như nhiều người vẫn nghĩ.

 

Mà bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90% người bệnh và hình thành do những thói xấu trong sinh hoạt như ăn quá nhiều chất béo, ăn đồ ngọt nhiều, ngồi nhiều, lười vận động. Nếu cả gia đình bạn có thói quen ăn uống, sinh hoạt đều như vậy thì khả năng bị mắc bệnh tiểu đường rất cao. Vì vậy, cả gia đình bạn nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động thường xuyên để cả nhà đều khỏe mạnh để không mắc phải bệnh tiểu đường cũng như các chứng bệnh khác. 

 

4. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

 

Có rất nhiều thông tin cho rằng, nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường đó chính là do di truyền. Vì những người trong cùng một gia đình thường bị mắc bệnh giống nhau. Thực ra, rất khó để xác định xem một người bị bệnh tiểu đường là do di truyền hay do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. 

 

Nếu có người thân mắc tiểu đường, bạn sẽ dễ bị căng thẳng hơn.

 

Theo nghiên cứu của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard, nguy cơ mắc tiểu đường type 1 của con cái khi có cha hoặc mẹ mắc tiểu đường lần lượt là 10% và 4%. Đối với bệnh tiểu đường type 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu có người thân mắc tiểu đường, bạn sẽ dễ bị căng thẳng hơn. Căng thẳng làm tăng đề kháng lnsulin và thúc đẩy bạn ăn đồ ngọt, đồ béo để trấn an. Nguy cơ mắc béo phì, bệnh tiểu đường loại 2 cũng từ đó tăng lên. 

Bạn có thể hiểu rằng, xác suất những người trong một gia đình bị mắc bệnh tiểu đường thường rất cao nhưng nguyên nhân thì cũng có thể do di truyền hoặc do họ có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học giống nhau nên dẫn tới các thành viên đều mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khiến tình trạng bệnh tốt hơn bằng việc thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. 


*Bố mẹ mắc bệnh, con có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn?

Bệnh tiểu đường mặc dù không lây lan nhưng có thể di truyền. Điều này có nghĩa, con bạn trong tương lai có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những đứa trẻ khác. Theo một số nghiên cứu, nếu bố mắc tiểu đường tuýp 2, phát hiện bệnh trước năm 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của con rơi vào khoảng 14%. Rất may là tỷ lệ này có thể giảm thiểu.

 

Thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Bố mẹ có thói quen sống không có lợi thì dù trước khi sinh con không mắc tiểu đường, con cái vẫn có nguy cơ bị bệnh. Ngược lại, với những gia đình có bố hoặc mẹ bị tiểu đường nhưng có lối sống khoa học, khả năng mắc bệnh của con cái được hạn chế rất nhiều. Điều bạn cần làm hiện tại là tạo dựng một chế độ ăn, chế độ vận động lành mạnh cho gia đình. Đặc biệt khi chồng bạn đã bị tiểu đường, điều này càng có vai trò quan trọng.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống.

 

Một chế độ ăn uống, tập luyện tốt cần có:

- Ăn nhiều chất xơ trong rau củ quả.

- Ăn vừa phải chất bột đường (bánh, kẹo, đồ ngọt, cơm, bún, miến, phở…). Riêng với chồng bạn, mức độ hạn chế sẽ nghiêm ngặt hơn.

- Ăn giảm mỡ, nội tạng động vật. Hạn chế chiên rán.

- Tập thể dục 30 – 45 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia hay các đồ uống chứa cồn.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ. Với chồng bạn, khoảng 3 tháng nên đi đo đường huyết, Hba1c 1 lần để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết trong thời gian trước đó và điều chỉnh thuốc (nếu cần).

Tiểu đường không phải là một căn bệnh quá đáng sợ nếu bạn chủ động phòng ngừa và điều trị đúng cách. Chúng tôi tin rằng, với những nỗ lực của bạn, gia đình bạn sẽ sớm nhận được tin vui trong tương lai gần.

Reserve - Hỗ trợ điều trị và Phòng ngừa bệnh tiểu đường?

 

Đái tháo đường do cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin vì bị phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy khiến lượng insulin thiếu hụt

 

Đái tháo đường do cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin vì bị phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy khiến lượng insulin thiếu hụt không cung cấp đủ năng lượng làm cơ thể mệt mỏi. Reserve giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Các thành  phần tự nhiên giàu dưỡng chất nhất là chất chống oxy hóa Resveratrol với công nghệ sinh học tế bào đi sau có khả năng sửa chữa các gen, sửa chữa tế bào, vô hiệu hóa các gốc tự do phá hủy các cơ quan nguyên nhân gây ra sự phá hủy tế bào Beta của tuyến tụy. Kích hoạt tuyến tụy sản sinh ra insulin, dùng Reserve mỗi ngày để cơ thể mạnh hơn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định từ đó ngăn ngừa các biến chứng xấu của bệnh tiểu đường gây ra đồng thời đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời chỉ số thẩm thấu CAP-E lên đến 37.1 đơn vị/1 cm3  thẩm thấu sâu vào các tế bào hấp thu nhanh hiệu quả.

 

Dùng Reserve mỗi ngày để cơ thể mạnh hơn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định

 

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaRevitaBlu để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm Reserve chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661