Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Tai Biến Nhẹ Và Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Bệnh Tai Biến Nhẹ

Lượt xem: 576 Ngày đăng: 10:58 29/11/2020

Tai biến mạch máu não nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó không nên chủ quan với bệnh dù là ở thể nhẹ. 

Tai biến mạch máu não nhẹ hay còn được gọi là thiếu máu não thoáng qua, là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh

 

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 thể, tai biến mạch máu não nhẹ và nặng. Tuy nhiên, dù là thể nhẹ hay nặng đều khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Vì đây là một trong những triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, bao gồm các nhận biết sớm các biểu hiện bên ngoài, biện pháp chăm sóc và làm thế nào để hạn chế dẫn đến tình trạng nặng hơn

 

Tai Biến Mạch Máu Não Nhẹ Là Gì?


Bệnh tai biến nhẹ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua. Do bệnh có thể chưa nguy hiểm đến tính mạng ở thời điểm hiện tại nên nhiều người chủ quan không lưu ý điều trị từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ và cách điều trị bệnh tai biến nhẹ?

 

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhẹ sẽ nhanh chóng tự hồi phục nên thường chủ quan không khám bệnh.

 

Nhiều người quan niệm rằng các cơn tai biến nhẹ hay các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là lành tính, còn các cơn tai biến nặng mới là nghiêm trọng, đây là một quan điểm rất sai lầm. Tai biến nặng hay cơn thiếu máu não thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ và việc phát hiện xử lý kịp thời là điều hết sức cần thiết. 

 

Triệu chứng của bệnh tai biến nhẹ


Triệu chứng của bệnh tai biến nhẹ bao gồm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh tai biến nhẹ

Có nhiều triệu chứng biểu hiện việc tổn thương hệ tuần hoàn não trước như yếu nửa người, giảm cảm giác nửa người, nói khó, mù 1 mắt thoáng qua, mù 2 mắt thoáng qua, chóng mặt, liệt tứ chi… Các triệu chứng này có tần suất xuất hiện tùy vào việc tổn thương hệ động mạch cảnh hay hệ động mạch đốt sống – thân nền. Tham khảo bảng dưới đây:

2. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh tai biến nhẹ

Các triệu chứng của tai biến mạch máu não nhẹ có thể là thoáng qua – kéo dài trong vài phút.

 

- Sinh hóa máu: rối loạn lipid máu, đặc biệt tăng lipoprotein trọng lượng phân tử thấp là nguy cơ gây vữa xơ động mạch và đột quỵ.

- Điện tim: có thể gặp rung nhĩ và một số dạng loạn nhịp tim

- Siêu âm tim: có thể gặp các tổn thương van tim, biểu hiện suy chức năng tim…

- Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống - thân nền: có thể thấy các tổn thương vữa xơ động mạch, dày lớp nội trung mạc động mạch.

- Siêu âm Doppler xuyên sọ: chỉ tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa. Cho phép đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não và động mạch mắt.

- Cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: cho phép chẩn đoán loại trừ một số bệnh lý liên quan.

 

Dấu hiệu của bệnh tai biến nhẹ (tai biến mạch máu não cục bộ thoáng qua)


Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như triệu chứng của đột quỵ hay bệnh tai biến nặng. Nhưng triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua không kéo dài. Hầu như các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng từ 10 đến 20 phút. Thiếu máu não thoáng qua được chia làm hai thể là xuất huyết não và nhồi máu não với 2 loại triệu chứng chủ yếu là triệu chứng điển hình và không điển hình. 

1. Triệu chứng điển hình bệnh tai biến nhẹ

 

Người bị tai biến có thay đổi về cảm giác, tê rần, kiến bò...

 

Cảm giác nặng ở cánh tay, chân

Làm rớt đồ vật đang cầm trên tay

Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ phối hợp trong vận động

Thay đổi về cảm giác, tê rần, kiến bò

Rối loạn giọng nói, nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được

Mất thăng bằng, chóng mặt thấy bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh quay.

2. Triệu chứng không điển hình cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua

Cơn choáng, ngất xỉu, bần thần

Nhức đầu nhẹ

Quên thoáng qua

Nôn, buồn nôn

Co giật, liệt mặt

Đau ở mắt, méo miệng

 

Cách điều trị bệnh tai biến nhẹ


Trong điều trị cơn thiếu mãu não thoáng qua cần tuân thủ và thực hiện theo nguyên tắc FAST (có nghĩa là nhanh).  Đồng thời FAST là chữ viết tắt để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra.

 

 

(F)ACE (mặt): Yêu cầu bệnh nhân cười; kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống.

(A)RMS (tay): Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên; kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống.

(S)PEECH (nói chuyện): Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản; kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm tra sự lặp lại chính xác câu.

(T)IME (thời gian): Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng này, thời gian là yếu tố quan trọng. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh chóng hoặc gọi cấp cứu 115.

Việc điều trị tích cực trong vòng 1 - 3 giờ và không quá 6 giờ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm hạn chế những di chứng sau này. Nếu để quá lâu thì nguy cơ tàn phế ở bệnh nhân là rất cao và di chứng để lại rất nặng nề.

 

Chế độ ăn và vận động cho người tai biến mạch máu não nhẹ


1. Chế độ ăn :

Người bệnh nên bổ sung một chế độ ăn giúp loãng máu. Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Các loại trái cây như chuối, cam, bưởi,…giầu kali và vitamin C giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.

 

 

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt: như các loại đậu, hạnh nhân có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông.

Người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm nhiều vitamin K thường tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi. Hạn chế thực phẩm nhiều muối, các thực phẩm giầu đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật …

2. Chế độ vận động:

 

 

Với các trường hợp nặng cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét. Nên xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp. Tập vận động để giúp phục hồi nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc có thầy thuốc chuyên khoa tâm lý trị liệu hướng dẫn. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm.

3. Dùng thêm các sản phẩm TPCN để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến hiệu quả

 

ReserveJeunesse Mỹ Hộp 30 Gói Giúp Tăng Cường Sức Khỏe khỏe, hỗ trợ  phòng ngữa, điều trị tai biến

 

>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tai biến bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661