Lượt xem: 890 Ngày đăng: 19:40 22/12/2020
Tai biến mạch máu não là bệnh tim mạch phổ biến xảy ra đối với người cao tuổi. Tại Việt Nam, hằng năm (2018) có khoảng 230.000 ca mới. Tai biến mạch máu não có thể dẫn tới liệt nửa người và các biến chứng nguy hiểm khác. Tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh những di chứng khác nhau. Một hoặc vài chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng nên người bệnh không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, bệnh nhân tai biến cần được chăm sóc đặc biệt.
Tai biến mạch máu não/đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu tới một phần nào đó của não bị giảm và dẫn tới tổn thương, hoại tử não. Điều này có thể do mạch máu não bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông dẫn tới thiếu máu cục bộ làm tế bào não thiếu oxy và hoại tử . Thể này còn được gọi là nhồi máu não (ischemic). Cũng có thể do mạch máu não tổn thương, thủng dẫn tới máu tràn khỏi mạch, đông tụ lại và chèn ép các phần khác của não. Thể này gọi là xuất huyết não (hemorrhagic).
Tai biến mạch máu não dẫn tới những hậu quả nặng nề
1. Trên hô hấp
Nếu vùng não bị tổn thương điều khiển chức năng ăn và nuốt, bệnh nhân sẽ bị khó nuốt. Đây là triệu chứng thường gặp sau khi đột quỵ nhưng triệu chứng này sẽ cải thiện theo thời gian. Thức ăn và chất lỏng khó xuống thực quản sẽ đi vào đường thở và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
Nếu vùng não bị tổn thương điều khiển chức năng sống còn của cơ thể như điều hòa thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, đột quỵ thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là hôn mê và tử vong.
2. Trên thần kinh
Hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống và mạng lưới các dây thần kinh khắp cơ thể. Tín hiệu được truyền từ các bộ phận cơ thể tới não và ngược lại. Khi não bị tổn thương có thể gây các hậu quả như tê/liệt nửa người hoặc mất cảm giác nóng lạnh. Nguyên nhân là do não bị tổn thương và không hiểu được các tín hiệu tác động vào cơ thể đó.
Bệnh nhân cũng có thể bị mất thị lực hoặc giảm tầm nhìn khi phần não bị tổn thương đảm nhiệm chức năng này. Tổn thương não cũng làm giảm trí nhớ, gây lú lẫn, thay đổi hành vi hay trầm cảm.
3. Hệ cơ
Đột quỵ thường ảnh hưởng đến một bên não. Phần não bên trái kiểm soát phần bên phải của cơ thể và phần não phải điều khiển phần bên trái của cơ thể. Nếu phần não trái bị tổn thương nhiều, bạn có thể bị liệt nửa người bên phải.
Liệt nửa người là một trong những di chứng nặng nề chất của bệnh nhân tai biến mạch máu não. Liệt gây khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng nặng nề lên tâm lý của người bệnh do người bệnh cảm thấy không thể vận động, từ đó gây khó khăn cho sự hồi phục các di chứng do tai biến. Nếu bệnh nhân tai biến bị liệt không được chăm sóc một cách hợp lý, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như loét tỳ đè, nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt bỏ vùng hoại tử thậm chí dẫn tới tử vong. Những biến chứng này đề là gánh nặng cho cả bệnh nhân và gia đình. Vì vậy, việc chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân bị liệt là vô cùng quan trọng.
4. Hệ bài tiết
Người bệnh đột quỵ có thể bị đại tiểu tiện không tự chủ. Triệu chứng này xuất hiện sớm và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tình trạng đại tiểu tiện của bệnh nhân cần được theo dõi và vệ sinh thường xuyên. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn tại các chất bài tiết sẽ gây ảnh hưởng xấu lên da, làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của loét do tỳ đè.
Cách chăm sóc ăn uống cho người tai biến mạch máu não. Một chế độ ăn hợp lý sẽ mang đến cho người bệnh những chuyển biến tích cực như da không viêm loét, hồng hào, duy trì cân nặng lý tưởng, không rụng tóc, cơ chắc…
+ Với bệnh nhân có thể tự ăn được
Nếu có thể tự ăn uống được sau tai biến mạch máu não, nhu cầu năng lượng của bệnh nhân sẽ thấp hơn bình thường, chỉ cần cung cấp 25 – 30kcal/ kg cân nặng mỗi ngày, đồng thời lượng nước bệnh nhân cần uống là 40ml/kg cân nặng. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đáp ứng đủ những tiêu chí như:
Cân đối và đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: nhóm đạm từ thịt, cá, trứng…; nhóm bột đường từ gạo, bánh mì, mì…; nhóm chất béo từ dầu mỡ, tốt nhất nên dùng dầu mỡ thực vật không cholesterol…; nhóm vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây.
Thức ăn cần được cắt nhỏ, ninh nhừ hay băm nhuyễn phù hợp với khả năng nhai nuốt để người bệnh ăn và hấp thụ dễ dàng hơn. Thức ăn cần chế biến theo khẩu vị để đảm bảo bệnh nhân có thể ăn đủ khẩu phần ăn. Nên quan tâm đến số lượng thực phẩm cần ăn để đảm bảo đủ số lượng chất lượng bữa ăn. Khi ăn không đủ, cần ăn tăng thêm số bữa, nên dùng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như bánh cao năng lượng, sữa cao năng lượng hoặc các thực phẩm khác tùy theo sở thích. Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn, tránh để sụt cân hoặc tăng cân quá mức.
Khẩu phần ăn của bệnh nhân nên được chia làm nhiều bữa nhỏ, khoảng 4 – 6 bữa/ ngày.
+ Với bệnh nhân không thể tự ăn được
Tai biến có thể làm người bệnh bị liệt cơ hầu họng nên không ăn được, sẽ bị sặc hoặc nôn nếu cố ăn. Vì vậy, để cung cấp đủ dinh dưỡng, bệnh nhân cần được ăn bằng ống thông. Chế biến súp ăn qua sonde đảm bảo độ lỏng, nhưng phải đủ chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể chọn loại sữa giàu dinh dưỡng dùng được khi nuôi ăn qua ống thông sẽ thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn cho người nhà khi chuẩn bị thức ăn. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng để tránh nhiễm trùng và những biến chứng không mong muốn khác.
Chế độ sinh hoạt và tập luyện:
Với trường hợp bị tai biến nặng không thể tự vận động, bạn cần giúp bệnh nhân chuyển tư thế mỗi 3 giờ một lần để giúp bệnh nhân không bị lở loét. Khi lật người bệnh nhân, bạn nhớ xoa rượu, cồn hay phấn rôm vào những vị trí bị tì đè như mông hay lưng. Nếu bệnh nhân không phải dùng ống thông, mỗi bữa ăn, bệnh nhân cần được kê gối sau lưng để nửa ngồi, nửa nằm.
Những bệnh nhân có mức độ di chứng liệt nhẹ hơn, cần có kế hoạch tập luyện hằng ngày và duy trì xuyên suốt kể cả khi đã hồi phục di chứng. Bạn cần khuyến khích và để người bệnh tự vận động nhiều nhất có thể, chỉ giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Nếu bệnh nhân có thể đi được, nhớ chuẩn bị thêm gậy hỗ trợ.
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm vì chắc chắn sẽ để lại những di chứng dù ít hay nhiều. Vì vậy, bạn cần biết và thực hiện các biện pháp phòng tránh cho bản thân cùng người cao tuổi trong gia đình như sau:
- Bảo vệ cơ thể khi thời tiết mùa đông chuyển lạnh và cả khi áp suất không khí mùa hè lên cao.
- Không tắm khuya hay tắm ở nơi gió lùa, đặc biệt là những người bị cao huyết áp.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, không để căng thẳng hay xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều gây mất ngủ.
- Nhắc nhở người cao tuổi trong nhà uống thuốc và tuân thủ việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường hay xơ vữa động mạch.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau củ để phòng ngừa táo bón, đồng thời kiêng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
- Không để người cao tuổi mang vác nặng hay vận động quá sức.
Trên đây là những thông tin giúp bạn chăm sóc bệnh nhân sau tai biến tại nhà. Đừng quên nền tảng sức khỏe của mỗi người đều nằm ở việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Thế nhưng vì cơ thể lão hóa nên người cao tuổi khó hấp thu, kém ăn nên rất dễ bị thiếu chất từ chế độ ăn thông thường. Vậy nên, bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm Chaga và Mind giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn
0902.284.189 - 0968.464.131