Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Đột Quỵ Và Tai Biến Mạch Máu Não Gây Biến Chứng Gì?

Lượt xem: 595 Ngày đăng: 10:40 28/11/2020

Rất nhiều người vẫn còn cho rằng “tai biến mạch máu não và đột quỵ là hai bệnh khác nhau”, “đột quỵ" là bệnh của tim không liên quan đến não và thường xảy ra ở người trẻ”, “tai biến chỉ xảy ra ở người già”… Đây là những quan niệm chưa đúng dẫn đến việc quan tâm, phòng ngừa chưa đúng mực và chủ quan, lơ là trong kiểm soát bệnh. Bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não thực chất là 1 và có chung mức độ nguy hiểm các bạn nhé!

Thực chất, tai biến mạch máu não và đột quỵ chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh.


Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ  nói lên sự cấp tính của bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh, có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Tại nước ta, số người bị đột quỵ - tai biến mạch máu não không ngừng gia tăng với khoảng 200.000 người mắc mới, 90% trong số đó mang di chứng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra ở cả người già, người trẻ; thành thị đến nông thôn; doanh nhân, nhân viên văn phòng hay nông dân… Những năm gần đây đột quỵ - tai biến mạch máu não được ghi nhận ngày càng trẻ hóa, nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp tai biến khi mới 18, 20 tuổi. 

 

 Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng mất cân đối, lười vận động làm tăng nguy cơ xuất hiện đột quỵ. 

 

Sở dĩ, tỉ lệ đột quỵ - tai biến mạch máu não cao hơn ở người cao tuổi là do chức năng cơ thể suy giảm và thường có bệnh mãn tính đi kèm như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…Trong khi đó, đa phần người trẻ thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động đã tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ. 

Lý giải ở góc độ nguyên nhân sâu xa hơn, các nhà khoa học cho rằng, đột quỵ ở người già và người trẻ đều có sự tác động từ “thủ phạm” gốc tự do. Gốc tự do sinh ra do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại và trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là tại não. Chúng tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây ra gây tắc mạch, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài 4-5 phút sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.

 

Nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu kịp thời


PGS. Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân...

khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất

 

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

 

Xử trí tại nhà như thế nào?


Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. PGS. Ngọc nhấn mạnh: Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân ĐQN, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị ĐQN, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

 

 

Đối với người bị ĐQN, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.

 

Bệnh Đột Quỵ Và Tai Biến Mạch Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào?

 

Tùy vào phần não bị tổn thương mà những bệnh nhân tai biến sẽ gặp những biến chứng khác nhau, trong đó những biến chứng thường gặp là:

1. Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân. Biến chứng có thể khắc phục bằng việc thực hiện vật lý trị liệu.

2. Méo miệng do liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh tai biến gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống

 

Méo miệng do liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh tai biến gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống

 

3. Rối loạn nhận thức: Là một trong những biến chứng nặng nề nhất khiến người bệnh. Theo đó, tình trạng sa sút trí tuệ, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm hoặc thậm chí mất trí nhớ.

4. Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não cần sự chăm sóc nhiều hơn từ người thân. Họ có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thậm chí chỉ có thể nằm một chỗ nếu gặp tai biến nặng.

5.Đau: Xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.

6. Rối loạn cảm xúc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não thường khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm.

7. Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Tai biến mạch máu não có ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống và diễn đạt suy nghĩ của mình qua lời nói biểu hiện: nói ngọng, nói lắp, nhiều trường hợp không nói được.

 

Mind Jeunesse Mỹ Hộp 30 Gói Giúp Tăng Cường Sức Khỏe Não Bộ


>>> Để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661