Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não khác nhau như thế nào? 

Lượt xem: 759 Ngày đăng: 19:39 22/12/2020

Đây là một trong nhiều nhầm lẫn của người dân về đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não - TBMMN) - căn bệnh vô cùng nguy hiểm hiện nay.

Hai tên gọi của một bệnh cảnh

 

Thực chất, tai biến mạch máu não và đột quỵ chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh.

 

Rất nhiều người vẫn còn cho rằng “tai biến mạch máu não và đột quỵ là hai bệnh khác nhau”, “đột quỵ là bệnh của tim không liên quan đến não và thường xảy ra ở người trẻ”, “tai biến chỉ xảy ra ở người già”… Đây là những quan niệm chưa đúng dẫn đến việc quan tâm, phòng ngừa chưa đúng mực và chủ quan, lơ là trong kiểm soát bệnh.

Thực chất, tai biến mạch máu não và đột quỵ chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh. Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ  nói lên sự cấp tính của bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh, có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Tại nước ta, số người bị đột quỵ - tai biến mạch máu não không ngừng gia tăng với khoảng 200.000 người mắc mới, 90% trong số đó mang di chứng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra ở cả người già, người trẻ; thành thị đến nông thôn; doanh nhân, nhân viên văn phòng hay nông dân… Những năm gần đây đột quỵ - tai biến mạch máu não được ghi nhận ngày càng trẻ hóa, nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp tai biến khi mới 18, 20 tuổi. 

Tai biến ở người cao tuổi là do chức năng cơ thể suy giảm và thường có bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp...

 

Sở dĩ, tỉ lệ đột quỵ - tai biến mạch máu não cao hơn ở người cao tuổi là do chức năng cơ thể suy giảm và thường có bệnh mãn tính đi kèm như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…Trong khi đó, đa phần người trẻ thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động đã tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ. 

Lý giải ở góc độ nguyên nhân sâu xa hơn, các nhà khoa học cho rằng, đột quỵ ở người già và người trẻ đều có sự tác động từ “thủ phạm” gốc tự do. Gốc tự do sinh ra do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại và trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là tại não. Chúng tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru, xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây ra gây tắc mạch, dẫn đến hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài 4-5 phút sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.

 

Khi bị tai biến, đột quỵ thời gian quý hơn vàng

 

Việc chạy đua với thời gian khiến phần lớn bệnh nhân ở xa trung tâm hoặc phát hiện muộn khi chuyển đến bệnh viện dẫn đến không cấp cứu kịp

 

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị cấp cứu đột quỵ, tuy nhiên việc chạy đua với thời gian khiến phần lớn bệnh nhân ở xa trung tâm hoặc phát hiện muộn khi chuyển đến bệnh viện dẫn đến không cấp cứu kịp hoặc nếu có sống thì để lại các di chứng nặng nề: liệt toàn thân, liệt nửa người (bán thân bất toại)…Việc điều trị khó khăn, tốn kém như vậy, thì các giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong, di chứng do tai biến mạch máu não là vấn đề được bàn thảo sôi nổi nhất. Với bệnh nguy hiểm như đột quỵ, không còn cách nào khác là phòng bệnh từ xa và tích cực phục hồi chức năng, dự phòng tái phát sau biến cố đột quỵ.

Thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ là từ 4 – 6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng. Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm.

Sau đây là cách cấp cứu người bị đột quỵ:

 

- Đỡ để người bệnh không bị té ngã, chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.Tuyệt đối không vắt chanh hay cho bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân.

- Gọi cấp cứu hoặc dùng xe nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.

- Vận chuyển người bệnh đi cấp cứu ở tư thế nằm. Không cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

 

Cách chữa bệnh đột quỵ hiệu quả giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế.

 

1.  Đột quỵ nhồi máu não

 

 

Nếu hiện tượng đột quỵ được chẩn đoán sớm ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một loại thuốc làm tan cục máu đông để phá vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Aspirin hoặc các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được dùng. Một số trường hợp phải xử lý cục máu đông bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

2. Đột quỵ xuất huyết

Để ngăn chặn tình trạng chảy máu, người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc hoặc truyền huyết tương tươi đường tĩnh mạch.

Nếu chảy máu não là do vỡ phình mạch, vỡ dị dạng động – tĩnh mạch: cần phải chụp mạch não và tiến hành can thiệp nội mạch, nút lò xo kim loại trong phình mạch, bơm chất gây tắc vào khối dị dạng động – tĩnh mạch đến khi tắc nhánh động mạch nuôi  hoặc tia xạ khi khối dị dạng động – tĩnh mạch nhỏ. Nếu các triệu chứng ngày càng chuyển biến xấu, phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy ổ máu tụ.

 


>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tai biến bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ.  Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn


 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 -  0968.464.131