Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Đột Quỵ Ở Người Già Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Lượt xem: 676 Ngày đăng: 10:42 18/12/2020

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và hạn chế được những rủi ro.

Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

 

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA), đột quỵ là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Mặc dù đột quỵ thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm từ 60/100.000 trường hợp (năm 2000) xuống 40/100.000 trường hợp (năm 2010).

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hơn 75% người bị đột quỵ lần đầu sống sót trong năm đầu tiên. Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quy có thể phục hồi các chức năng theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật từ vừa đến nặng.

 

5 nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi nhanh chóng 

 

Đột quỵ hay vẫn còn được gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi máu không tuần hoàn đầy đủ đến não và gây thiếu não, khiến các chức năng trong não bị đình trệ. Lâu dần, tình hình trở nên thực sự nghiêm trọng khi bị cao huyết áo gây kịch phát và vỡ mạch máu não. Hoặc đột quỵ cũng xuất hiện khi có các cục xơ vữa, cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, gây tình trạng thiếu máu não, nhồi máu não và dẫn đến đột quỵ bất ngờ.

1. Đột quỵ do tăng huyết áp

 

Tăng huyết áp là yếu tố chính gây ra bệnh đột quỵ não ở thể xuất huyết não.

 

Huyết áp tăng cao và thường xuyên không thể kiểm soát được, là nguy cơ hàng đầu gây vỡ mạch và xuất huyết não. Theo thống kê cho thấy, xấp xỉ 30% người già bị đột quỵ não là do có nguy cơ từ bệnh cao huyết áp lâu ngày. Con số này đang giảm ở những người có độ tuổi dưới 45.

2. Đột quỵ não do tim

Đây cũng là bệnh lý hay gặp ở những người cao tuổi. Nguyên nhân đột quỵ ở người cao tuổi bao gồm những bệnh lý của tim thường tạo ra các cục huyết khối bên trong các buồng tim rồi di chuyển lên não và gây tắc mạch máu. Điển hình trong số đó là một số bệnh về tim như hẹp hai lá, suy tim, bị nhồi máu cơ tim.

3. Đột quỵ não do đái thái đường

Bệnh đái tháo đường tăng dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng về các mạch máu, sự tổn thương thành mạch trong bệnh lý này chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ tim mạch (điển hình nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ não dạng xuất huyết).

4. Đột quỵ não là do vỡ phình mạch não và vỡ tĩnh mạch não

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ quan trọng, được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu chính là do bị vỡ phình mạch não và tĩnh mạch não. Túi phình động mạch não thường được đặt tại vị trí các vòng nối động mạch ở phía nền sọ ( trong y khoa gọi là đa giác Willis). khi bị vỡ, các túi phình sẽ gây xuất huyết mạng nhện. Đối với tĩnh mạch não-búi thông động thường có nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh. Khi máu đi vào thẳng tĩnh mạch não ( mà không chuyển tiếp qua hệ mao mạch) sẽ tạo nên những túi phồng lớn.

5. Đột quỵ não do xơ vữa động mạch là phổ biến

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi rất phổ biến, tuổi càng cao thì nguy cơ này cũng tăng dần. Ngoài ra, một số bệnh lý như hội chứng kháng phospholipid, bệnh hồng cầu lưỡi liềm…cũng có khả năng gây tắc mạch máu và đột quỵ.
Làm gì để phòng ngừa các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi?
Đi kèm những yếu tố chính gây ra bệnh đột quỵ kể trên là những yếu tố nguy cơ như: nghiện rượu, nghiện thuốc lá, sử dụng chất ma túy, chế độ ăn uống nhiều chất béo, đường, ít rau xanh cùng hoa quả, sử dụng các loại thuốc tránh thai… Qua đó, để thực hiện phòng ngừa đột quỵ, ta cần thực hiện những yêu cầu như sau:

- Thay đổi lối sống tích cực

Để phòng ngừa đột quỵ, cần phải thay đổi lối sống cùng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ để có sức đề kháng tốt và khả năng chống lại các loại bệnh tật. Đối với những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc thiếu máu…cần phải được chữa trị một cách dứt điểm. Ngoài ra, cần phải thường xuyên vận động để có sức khỏe tốt và cơ thể dẻo dai hơn. Dưới đây là một số bài tập đơn giản để hỗ trợ phòng chống đột quỵ ở người già:

+ Nắm tay: Tràn máu não liên quan đến phương thức vận động, thói quen sinh hoạt của người bệnh, thiếu vận động thì thành mạch máu não phải rất yếu, dễ gây ra vỡ nứt, vì vậy người bệnh nên hoạt động tay trái nhiều, cách làm như sau: Mỗi sáng, trưa, tối nắm tay không 3 lần, mỗi lần nắm từ 400- 800 lượt.

 

 

+ Nhún vai: Nhún vai có thể làm cho thần kinh, huyết quản và cơ bắp phần vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch, để cung cấp động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não. Cách làm như sau: mỗi sáng tối nhún vai theo động tác lên xống, mỗi lần thực hiện 4-8 phút.

+Lắc đầu: Cách làm là: ngồi thẳng, thư giãn cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu theo hướng trước, sau, trái, phải, mỗi lần thực hiện 30-50 lần, tốc độ chậm, làm 3 lần mỗi ngày, người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập.

+ Massage cổ: Cách làm là: hai sau chà xát vào nhau cho nóng, mát xa hai bên trái phải của vùng cổ, tốc độ nhanh một chút, đến lúc da phần cổ đỏ lên là được.

- Sử dụng các loại thực phẩm chức năng và dược phẩm

Bổ sung các kiến thức về đột quỵ ở người già là yếu tố cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này. Có rất nhiều lời khuyên từ các chuyên gia cùng các khóa hội thảo, tập huấn về đột quỵ. Khi tham gia những khóa học này, người bệnh sẽ nắm được những thông tin về bệnh đột quỵ, cách phòng tránh và cách sử dụng thực phẩm chức năng, dược phẩm cho người đột quỵ đúng cách.
 

Cần làm gì khi bị đột quỵ?

 

 

Đối với trường hợp đột quỵ nhẹ khi vào phòng cấp cứu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán rất nhanh. Chỉ trong vòng 3 phút, ta phải trả lời được người đó có dấu hiệu đột quỵ thực sự hay không. Đối với những phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, MRI, việc chẩn đoán bệnh khá đơn giản. Sau đó bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm ngay lập tức chẳng hạn như siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu…

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ cho người bệnh. Nếu phát hiện ra người này bị tắc nghẽn mạch máu não, việc tiêm thuốc tan cục máu đông sẽ được thực hiện trong 4.5 giờ đầu vì đây là giới hạn dài nhất, cũng là giới hạn cuối cùng của lằn ranh. Nếu đã là 5 tiềng đồng hồ thì sẽ không tiêm thuốc tan máu đông nữa. Cần nhớ rằng nếu chúng ta tiết kiệm 1 phút, người bệnh sẽ tiết kiệm được 2 triệu tế bào thần kinh. Nếu chúng ta chần chừ, nó sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng nặng nề.

 

Mind Jeunesse Mỹ Hộp 30 Gói Giúp Tăng Cường Sức Khỏe Não Bộ

 

>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 -  0968.464.131