Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Đột Quỵ Có Chữa Được Không? Bệnh Đột Quỵ Nên Ăn Gì?

Lượt xem: 460 Ngày đăng: 10:54 18/12/2020

 Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau các bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong, tàn phế ở người tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ mới, trong đó tỉ lệ nam giới cao gấp 4 lần nữ giới và trên 50% trường hợp đột quỵ tử vong, có đến 90% người bệnh đột quỵ được chữa trị kịp thời phải gánh chịu các di chứng sau cơn tai biến

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau các bệnh tim mạch, ung thư

 

Định nghĩa đột quỵ

 

Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Vì lý do đó, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế và cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Thực tế đột quỵ

 

Đột quỵ, thường gọi là “tai biến mạch máu não”, là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Gần 800.000 người Mỹ bị đột quỵ hàng năm—xấp xỉ 137.000 người trong số đó tử vong và cuộc sống của những người sống sót thay đổi mãi mãi. Ngày nay có khoảng 6,5 triệu người sống sót qua đột quy đang sống ở Mỹ. Nhiều năm trước, đột quỵ được coi là không thể chữa trị, nhưng điều này không còn đúng nữa, đặc biệt là với các kỹ thuật mới hiện nay.

 

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm khi máu lên não bị gián đoạn đột ngột 

 

Thường xảy ra bất ngờ, đột quỵ là bệnh lí nguy hiểm khi máu lên não bị gián đoạn đột ngột với 2 dạng chính là nhồi máu não tắc mạch và xuất huyết não vỡ mạch dẫn đến giảm hoặc mất chức năng của các tế bào được nuôi dưỡng. Tổ chức Đột quỵ não quốc tế đã phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ với công thức FAST (nhanh) là viết tắt của Facial weakness (liệt mặt), Arm weakness (yếu tay và/hoặc chân), Speech difficulty (nói khó), Time to act fast (thời điểm phải hành động nhanh). Khi bị đột quỵ, ở người bệnh thường đột ngột xuất hiện một hoặc các dấu hiệu: Yếu nửa người và/hoặc mất cảm giác nửa người bên đối xứng; liệt mặt; khó nói; khó cử động; rối loạn ý thức và lú lẫn; nhìn một thành hai; chóng mặt; rung giật nhãn cầu... 

 

Điều trị đột quỵ


Một trong những nguyên nhân cho sự khẩn cấp của việc đánh giá các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là các nhà nghiên cứu đã phát hiên ra rằng tổn thương não do đột quỵ có thể lan ra ngoài khu vực bị ảnh hưởng bởi đột quỵ và có thể trở nên nặng hơn trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nhân viên y tế tìm cách hạn chế hoặc phòng ngừa tổn thương thứ phát này bằng các loại thuốc riêng trong vòng một vài giờ đầu tiên sau đột quỵ nếu phù hợp.

Khi đột quỵ xảy ra, nhập viện là cần thiết để xác định nguyên nhân và loại đột quỵ và để điều trị hoặc ngăn ngừa các biến chứng tiếp theo. Có thể cần điều trị bằng phẫu thuật cũng như bằng thuốc.

 

Chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ bao gồm các nỗ lực phối hợp của nhiều chuyên gia y tế.

 

Một khi tình trạng của người sống sót sau đột quỵ đã ổn định và sự thiếu hụt thần kinh có vẻ không còn tiếp diễn, giai đoạn phục hồi chức năng bắt đầu. Phục hồi chức năng không chữa được đột quỵ. Thay vào đó, nó tập trung vào việc giảm thiểu tổn thương vĩnh viễn và tăng cường thích nghi. Phục hồi chức năng có thể bao gồm việc tập luyện tích cực các lĩnh vực khác nhau bao gồm chuyển động, thăng bằng, nhận thức về không gian và cơ thể, kiểm soát ruột/bàng quang, ngôn ngữ và các phương pháp mới về thích nghi tâm lý và cảm xúc.

Xấp xỉ 80% số người sống sót sau đột quỵ bị thâm hụt về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ mà có thể được giúp đỡ thông qua phục hồi chức năng. Đôi khi có người không nhận được các dịch vụ họ cần vì các dịch vụ này không được giới thiệu tới họ hoặc vì bên bảo hiểm thông báo rằng họ không bao trả chi phí đó. Bạn có thể cần hỏi nhiều và kiên quyết để có được sự trợ giúp mình cần. Một người lên kế hoạch xuất viện có thể giúp đỡ bằng cách cấp giấy giới thiệu đến các trung tâm phục hồi chức năng. Một nhân viên xã hội có thể có ích khi cần thực hiện các thu xếp đặc biệt cho việc chăm sóc dài hạn và giới thiệu tới các nguồn lực cộng đồng.

 

Đột quỵ cần áp dụng chế độ ăn nhiều rau quả, không ăn quá mặn và quá nhiều mỡ động vật, không hút thuốc lá

 

Về phương pháp ngăn ngừa đột quỵ não, giới chuyên môn khuyến cáo mỗi người cần luôn giữ huyết áp ổn định, áp dụng chế độ ăn nhiều rau quả, không ăn quá mặn và quá nhiều mỡ động vật, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu bia, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài, thường xuyên tập thể dục, kiểm soát mỡ máu và đường huyết, giữ cân nặng hợp lí, không tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng gắt hoặc vận động thể lực ra nhiều mồ hôi, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không ra ngoài gió ngay khi thức dậy để tránh cơ thể bị thay đổi nhiệt độ cũng như không đi ra ngoài ngay sau khi rời khỏi chăn ấm để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Khi có các dấu hiệu của đột quỵ, phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất để thầy thuốc có điều kiện tận dụng “thời gian vàng” của não, cứu sống người bệnh.

 

 

>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đột quỵ bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661