Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

Bệnh Đau Đầu Ở Trẻ Em Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Lượt xem: 514 Ngày đăng: 13:09 29/11/2020

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường hợp biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm. Đau đầu ở trẻ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, cha mẹ không nên xem thường mà cần quan tâm đến các triệu chứng đau đầu của con để đưa con đi khám ngay khi cần thiết.

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.

 

Đau đầu không chỉ là vấn đề sức khỏe của người lớn mà nó có thể xảy ra ở cả trẻ em. Có nhiều lý do để lý giải nguyên nhân của cơn đau, việc tìm hiểu căn nguyên sẽ giúp bạn có cách để trị đau đầu cho con được hiệu quả, nhanh chóng.

Tương tự như cơn đau đầu ở người lớn, ở trẻ em, cơn đau biểu hiện dưới dạng cơn đau căng đầu và đau nửa đầu. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, những cơn đau này thường khiến các bé thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như việc học tập của trẻ. Vì vậy, việc nắm được những cách trị đau đầu là điều tốt nhất mẹ có thể làm để giúp con lúc này.

 

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ em, trong đó có:

 

Chẩn đoán là cách để xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

 

1. Do viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, hầu, thanh quản, xoang, viêm tai giữa,…

2. Do bệnh ở thần kinh trung ương như: viêm não, u não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não.

3. Do bệnh ở răng: sâu răng, viêm quanh răng, áp-xe chân răng,...

4. Do một số bệnh ở mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị chưa dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính không phù hợp với mắt, viêm nhiễm ở mắt, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp,...

5. Do căng thẳng: áp lực học tập, áp lực điểm số, lo lắng thái quá, bất hòa trong cuộc sống gia đình,..

6. Do rối loạn vận mạch (hội chứng Migraine) như: ảnh hưởng đến trẻ do các bệnh hen suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm.

7. Do dị dạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch)

8. Đối với một số trẻ lớn có thể đau đầu do sử dụng cà phê thường xuyên hoặc giai đoạn đầu của cai nghiện cà phê

 

Triệu chứng đau đầu ở trẻ em


Trẻ em có triệu chứng bị nhức đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau. Ví dụ, cơn đau đầu ở trẻ em có thể kéo dài dưới bốn giờ, trong khi ở người lớn, chứng đau nửa đầu kéo dài ít nhất bốn giờ.

 

 

1. Đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu có thể gây ra các triệu chứng như sau:

- Đau nhói, đau như đập đầu dữ dội hoặc theo từng cơn

- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ gắng sức, cảm xúc khó chịu có khi khóc vì quá đau

- Buồn nôn ít

- Đau bụng

- Nhạy cảm cao với ánh sáng và âm thanh tiếng động mạnh

- Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để có thể cho cha mẹ biết rằng trẻ đang bị đau.

2. Nhức đầu kiểu căng thẳng: Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng như:

- Cảm giác thắt chặt cơ bắp của đầu hoặc cổ

- Đau nhẹ đến trung bình, không đau ở hai bên đầu

- Cơn đau không trở nên tồi tệ hơn bởi hoạt động thể chất

- Nhức đầu kiểu căng thẳng không kèm theo buồn nôn hoặc nôn như trường hợp đau nửa đầu thường xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, trẻ có thể ít chơi và và muốn ngủ nhiều hơn. Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

3. Nhức đầu chùm: Nhức đầu chùm thường không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Các triệu chứng là:

- Nhức đầu từ một ngày đến tám ngày

- Gây đau nhói, cảm giác như đâm vào một bên đầu, thường kéo dài dưới ba giờ

- Đi kèm với nước mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc bồn chồn hoặc kích động

- Nhức đầu kinh niên hàng ngày

Các bác sĩ sử dụng cụm từ "nhức đầu kinh niên hàng ngày" (CDH) cho chứng đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng xảy ra hơn 15 ngày một tháng. CDH có thể gây ra bởi nhiễm trùng, chấn thương đầu nhỏ hoặc trẻ dùng thuốc giảm đau - ngay cả thuốc giảm đau không cần kê toa - quá thường xuyên.

 

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau đầu?


Khi trẻ bị đau đầu và không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào khác, bạn có thể muốn thử áp dụng một vài giải pháp khắc phục tại nhà để giúp bé xoa dịu cơn đau khó chịu.  Nếu trẻ bị đau đầu do căng thẳng, bạn hãy:

 

Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng đau đầu

 

- Để trẻ nằm xuống, đầu hơi ngẩng lên

- Tắm nước ấm

- Lấy khăn thấm nước ấm hoặc lạnh, vắt thật khô và đắp lên trán hoặc cổ của bé

Trong trường hợp loại đau đầu ở trẻ em là nhức nửa đầu, bạn cần: 

1. Để bé nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Đừng quên kéo rèm để hạn chế ánh nắng và ngăn chặn tiếng ồn truyền đến tai trẻ nhé. 

2. Dùng khăn nhúng qua nước ấm hoặc lạnh và vắt khô để thuyên giảm cơn đau đầu ở trẻ em.

Ngoài ra, paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen không kê đơn cũng có khả năng giúp bé đẩy lùi cơn đau đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo trẻ chỉ nên dùng những loại thuốc giảm đau này khi cơn đau đầu phát tác. Trẻ nhỏ không nên uống thuốc giảm đau quá hai lần một ngày, nếu không muốn cơn đau đầu tái phát liên tục.

*Mind Jeunesse Mỹ Hộp 30 Gói Giúp Tăng Cường Sức Khỏe Não Bộ

 

Dùng tế bào gốc cho não MIND giúp sữa chữa, phục hồi cũng như đánh thức các tế bào hay thần kinh

 

Thực phẩm bổ não M1ND Jeunesse là sản phẩm với công nghệ tế bào gốc tiên tiến hiện đại giúp cho não tăng trí nhớ cũng như ngăn ngừa, phục hồi , bảo vệ não, được đánh giá là sản phẩm bổ não hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay.  Dùng tế bào gốc cho não MIND giúp sữa chữa, phục hồi cũng như đánh thức các tế bào hay thần kinh ngủ yên có hiệu quả ngay.

>>> Ngoài ra để hạn chế cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm Reserve hoặc Nấm ChagaMind  giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường chức năng não bộ. Bạn tham khảo thêm sản phẩm chính hãng tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này. Để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí bạn hãy gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007 để được hướng dẫn phác đồ điều trị tùy theo từng trường hợp!


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661