Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

6 Căn Bệnh Dễ Mắc Vào Mùa Đông Và Cách Phòng Tránh

Lượt xem: 350 Ngày đăng: 15:09 25/11/2020

Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hen suyễn, đột quỵ, ngứa ngoài ra, viêm xoang, đau khớp.... là những bệnh thường gặp khi thời tiết trở lạnh. Khí hậu mùa đông thường làm cho một số bệnh trầm trọng hơn do nhiệt độ xuống thấp, gió rét và thiếu ánh nắng mặt trời. Dưới đây là một số mặt bệnh thường gặp khi mùa đông đến:

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển

 

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu. Tháng 11 là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những con gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh như: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sởi, chân tay miệng, viêm đường hô hấp hay trở nặng các bệnh mạn tính...

 

1. Cảm lạnh

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên.

 

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau tùy thuộc từng người, bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Viêm họng; Ho; Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ; Hắt xì; Sốt nhẹ; Cảm thấy khó chịu trong người.

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

 

2. Viêm họng

 

Viêm họng là một trong những bệnh Tai Mũi Họng thường gặp, ở cả người lớn và trẻ em.

 

Viêm họng cấp kéo dài không chỉ khiến cổ họng sưng đau, khó chịu, mất tiếng, ho khan, ho có đờm... mà còn dễ dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính, rất khó chữa trị dứt điểm. Người bệnh mắc viêm họng không nên chủ quan chờ bệnh tự khỏi mà cần tìm hiểu, áp dụng cách chữa viêm họng hiệu quả để bệnh có tiến triển tốt. Ngoài ra, không phải loại bệnh viêm họng nào cũng cần dùng kháng sinh điều trị, đặc biệt chú ý không nên lạm dụng kháng sinh.

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng. Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

 

3. Đau khớp

 

Trời rét, mưa phùn cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng

 

Thời điểm này, miền Bắc vẫn đang giá rét, có mưa phùn và sương mù, nhiệt độ có nơi giảm còn 10 độ C. Trong khi đó miền Nam lại nắng nóng, nhiệt độ khá cao. Khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là mưa nhiều, trời lạnh, rét, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ rệt hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở những khớp bị tổn thương. 

Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Trời lạnh cũng làm cho các đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm, khiến người bệnh cảm nhận cơn đau nặng hơn. Chưa kể khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng thường bị giảm đi, khớp không được vận động phù hợp, máu lưu thông kém cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

Đặc biệt, với những người mắc bệnh xương khớp lâu ngày, nhất là thoái hóa khớp, do lớp sụn khớp bị bào mòn và xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, trở nên lồi lõm, trường hợp nặng còn tạo ra các gai xương, khi khớp cử động, các đầu xương, gai xương “va” vào nhau, gây đau nhức kinh hoàng cho người bệnh. Sụn và xương dưới sụn hư tổn cũng là nguyên nhân chính khiến các khớp xương bị đơ cứng.

Tình trạng đau khớp, cứng khớp khi thời tiết trở mình có thể kéo dài dai dẳng suốt ngày đêm, thường tấn công các khớp như khớp gối, cột sống lưng, cổ, bả vai, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay…. khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, khó khăn khi đi lại, vận động khớp, giảm chất lượng cuộc sống.

Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

 

4. Hạ thân nhiệt

 

Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ

 

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa. Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.

 

5. Tê cóng

 

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

 

Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại.


Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

 

6. Cúm

 

Ngày nay sự xuất hiện của các chủng loại virus cúm có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc trở thành nỗi sợ hãi cho ngành y tế phòng dịch vì sự lây lan và mức độ nguy hiểm của bệnh. Khác các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Do đó, điều trị cúm nặng vẫn còn là thách thức cho các bác sĩ chuyên khoa.

 

Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng.

 

*Cúm (cảm cúm) là bệnh gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

*Những ai thường mắc phải cúm (cảm cúm)?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm: Trẻ dưới 5 tuổi; Người trên 65 tuổi; Phụ nữ mang thai; Người có hệ miễn dịch yếu; Người bị béo phì nặng; Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

*Cách phòng tránh các bệnh mùa thu đông

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vacxin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).

 

- Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).

- Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng: Ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

- Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.

- Giữ tâm trạng tốt: Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực./.

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị các bệnh mùa đông bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661