Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

5 Bệnh Nấm Da Thường Gặp Nếu Không Điều Trị Kịp Thời Sẽ Gây Khó Khăn Trong Sinh Hoạt

Lượt xem: 1571 Ngày đăng: 15:19 24/11/2020

Nước ta ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ... Mặc dù các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh thường khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.

5 Bệnh Nấm Da Thường Gặp Nếu Không Điều Trị Kịp Thời Sẽ Gây Khó Khăn Trong Sinh Hoạt

 

Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển, cụ thể như.

Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2. Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm vùng kín, những nơi hay ra mồ hôi như kẽ tay kẽ chân, sử dụng xà phòng không đúng cách. Mồ hôi nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo chật chội cùng với nhiệt độ từ 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết.

 

Những bệnh nấm da thường gặp


1. Hắc lào

 

Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào.

 

Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào. Bệnh nhân bị hắc lào ban đầu chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung nếu không được chữa trị kịp thời. 
Người bệnh gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào. Đây là bệnh lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, ngủ chung, mặc đồ chung,...

2. Lang ben

Lang ben là bệnh da thường gặp. Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30 - 40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển. Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid,...

 

Bệnh lang ben hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ.

 

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. 

- Tổn thương là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện. Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.

- Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng).

- Bệnh nhân có thể có ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng bức.

3. Nấm kẽ

Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ

 

Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ, dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài. Cụ thể như: nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội,... Nấm kẽ thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.

4. Nấm móng

Nấm sợi (dermatophytes): Chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chúng xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 cạnh bên của móng, bệnh có thể lây lan từ móng này sang móng khác.

 

Nấm móng khiến bệnh nhân bị mất màu móng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh

 

Nấm móng khiến bệnh nhân bị mất màu móng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới các rãnh này có vụn bột. Càng ngày móng của người bệnh càng sần sùi, chuyển từ trắng sang vàng hoặc trắng đục.

Candida albicans cũng là nguyên nhân gây nên nấm móng, chúng khiến phần bên trong móng bị tổn thương, móng bị biến dạng mọc ra lởm chởm, các vùng da xung quanh móng bị sưng đỏ, trường hợp nặng có thể mưng mủ.

5. Nấm da đầu

Bệnh Nấm da đầu gây khó chịu cho người bệnh, chủ yếu ở trên những người ít vệ sinh cá nhân.

 

Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc, trong đó nấm da đầu do trichophyton sẽ có biểu hiện ban đầu là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Sau này khi bệnh tiến triển trên đầu sẽ xuất hiện những mảng vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra sẽ khiến da đầu bệnh nhân bị hói tạm thời.

Bệnh do Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây ra chỉ phát triển ở phần thân tóc và không gây rụng tóc. Biểu hiện là trên chân tóc khoảng 2 - 3 cm sẽ có những hạt tròn mềm có kích thước bằng hạt kê màu đen. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh, chủ yếu ở trên những người ít vệ sinh cá nhân.

 

Những biểu hiện của bệnh nấm da


Biểu hiện của bệnh nấm da có thể cấp tính với đặc tính khởi phát bệnh và lây lan nhanh hoặc mãn tính với biểu hiện chậm và hiếm khi viêm hay đỏ nhiều. Nấm da ban đầu có thể chỉ khu trú tại một vùng, nhưng sau đó có thể lây lan ra các vùng khác trên thân thể. Nhiễm nấm da cấp tính biểu hiện là những vùng da bị viêm đỏ, với bờ đường viền nổi lên, hình đa cung, có thể xuất hiện mụn nước và đặc biệt là có triệu chứng ngứa nhiều. Tác nhân thường là lây nhiễm từ động vật như nấm M.canis.

 

Nấm da ban đầu có thể chỉ khu trú tại một vùng, nhưng sau đó có thể lây lan ra các vùng khác trên thân thể.

 

Nhiễm nấm da mạn tính có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp, tác nhân gây bệnh thường gặp là T.rubrum. Đặc điểm của bệnh là dễ lan rộng và tái phát do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đối với nấm hoặc do tái nhiễm từ môi trường. Nấm da biểu hiện là mảng đỏ, có hình tròn hay oval với trung tâm nhạt màu và mụn nước, khuynh hướng lan rộng và tiến triển li tâm (trung tâm có vẻ gần như da lành nhưng bờ viền thì rất đỏ và gồ lên), đôi khi là xuất hiện vòng mới bên trong vòng khác cũ hơn.

Nặng hơn nữa thì có trường hợp biểu hiện là áp xe do nấm (kerion) với biểu hiện là các ổ áp xe chứa mủ, ẩm ướt và dễ bị chẩn đoán nhầm với nhọt hay ung thư da.

 

Khi bị nấm da bạn cần phải làm gì?


Đây là bệnh lành tính, hầu như chúng không gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, tuy nhiên dễ lây lan, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Không những thế bệnh còn dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, những lần tái phát sau còn nặng hơn lần trước gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.  Do vậy khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trên da mà giống như những gì chúng tôi liệt kê ở mục 2 thì bạn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Cần hẹn tái khám cho đến khi nấm hết hoàn toàn.

 

*Hướng dẫn cách tự chăm sóc vùng da nhiễm nấm tại nhà:

⇒ Sau khi chạm vào vùng nhiễm nấm phải rửa tay sạch trước khi chạm vào các vùng khác trên cơ thể để tránh lây lan sang vùng da lành

⇒ Giữ vùng da nhiễm nấm luôn sạch sẽ và khô ráo vì nấm phát triển tốt trong môi trường ấm và ẩm ướt. Lưu ý sử dụng khăn riêng cho khu vực nhiễm nấm và giặt lại bằng nước nóng và xà bông sau mỗi lần sử dụng. Nên sử dụng quần áo, giày và vớ thoáng mát

⇒ Tắm sau khi làm việc xong để làm sạch mồ hôi và giữ cho cơ thể khô ráo;

⇒ Thay quần áo, đồ lót, vớ mỗi ngày và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại;

⇒ Tránh dùng chung khăn và các vật dụng cá nhân với người khác vì nấm có thể tồn tại trên các vật dụng một thời gian dài và lây lan cho người khác;

⇒ Nếu bạn bị nấm ở bàn chân nên mang dép đi trong nhà hay giày không thấm nước trong các khu vực như hồ bơi để ngừa lây lan cho người khác;

⇒ Khử trùng hoặc vứt bỏ các vật dụng bị nhiễm nấm ví dụ như quần áo, khăn, ga trải giường và nếu bị nấm ở bàn chân thì cần loại bỏ đôi giày cũ hoặc tiệt trùng bằng tia cực tím;

 

Nếu vùng da bị đỏ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy thông báo và tái khám lại với bác sĩ da liễu

 

⇒ Cần phải thoa thuốc kháng nấm rộng hơn vùng bị nhiễm nấm ít nhất khoảng 2cm vì nếu không nấm vẫn có thể còn sót lại và tiếp tục lây lan;

⇒ Nếu bạn nghi ngờ thú cưng bị nhiễm nấm thì cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y vì nấm động vật vẫn có thể lây truyền sang cho người. Nếu thú nuôi được chẩn đoán bị nhiễm nấm, cần phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trong vài tuần. Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng nấm cho thú cưng rất hiệu quả;

⇒ Nếu vùng da bị đỏ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng thuốc theo chỉ định thì hết hãy thông báo và tái khám lại với bác sĩ da liễu. Cần hẹn tái khám cho đến khi nấm hết hoàn toàn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007

 


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 - 098.626.1661