Giới thiệu Liên hệ Hỏi đáp

14 Triệu Người Việt Nam Đang Mắc " Căn Bệnh Giết Người Hàng Đầu"

Lượt xem: 370 Ngày đăng: 15:49 24/11/2020

Tại chương trình giáo dục sức khoẻ cộng đồng về bệnh lý tim mạch – tăng huyết áp sáng nay tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, tim mạch là nguyên nhân tử gây vong hàng đầu trên thế giới, cướp đi sinh mạng 9,4 triệu người mỗi năm, nhiều gấp 4 lần số tử vong do sốt rét, lao và HIV cộng lại. Không phải ung thư, đây mới là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất Việt Nam. Đáng lưu ý, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết.

Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong với 200.000 ca mỗi năm

 

Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong với 200.000 ca mỗi năm, trong đó phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp với trên 14 triệu người mắc. Tăng huyết áp được ví là “sát thủ thầm lặng” do bệnh tiến triển âm thầm nhưng gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đây cũng là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ tại Việt Nam.

Chỉ tính riêng nhồi máu cơ tim, biến chứng phổ biến nhất của tăng huyết áp, đã có từ 104-150.000 người chết mỗi năm. Trong 4 thập kỷ qua, tăng huyết áp tại Việt Nam không ngừng tăng. Những năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp, đến 1990, tỉ lệ này đã tăng lên 11% và chạm mức 16% vào đầu những năm 2000. Đến 2008, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy đã có tới 25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp.

Gần đây nhất, năm 2015 một nghiên cứu tại cộng đồng do Viện Tim mạch Việt Nam điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại 8 tỉnh gồm Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Đồng Tháp và TP.HCM, cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã lên tới 47,3% ở những người trên 25 tuổi.

 

Nguyên nhân gây tim mạch do lối sống phương tây hoá, ăn uống không hợp lý, lười vận động, stress, hút thuốc lá, mỡ máu.

 

“Trước đây, tăng huyết áp gặp phần lớn ở người lớn tuổi nhưng giờ có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân do lối sống phương tây hoá, ăn uống không hợp lý, lười vận động, stress, hút thuốc lá, mỡ máu. Chúng tôi gặp rất nhiều bệnh nhân 20-30 tuổi đã mắc nhồi máu cơ tim, đột quỵ”, PGS Hùng chia sẻ.

Dù là bệnh rất phổ biến song PGS Hùng cho biết, dưới 50% người mắc tăng huyết áp biết mình mắc bệnh, trong số những người biết mình bị bệnh, chỉ có khoảng 10% tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Chính vì tâm lý “sống chung với lũ” nên tỉ lệ bệnh nhân bị các biến chứng nặng nề do tăng huyết áp rất lớn, trong đó phổ biến nhất là đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp tim, giãn phình hoặc tách thành động mạch chủ, suy thận, tổn thương đáy mắt...

GS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết thêm, huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 3 lần. Với những trường hợp tăng huyết áp đi kèm các yếu tố nguy cơ khác như mỡ máu cao, hút thuốc lá thì tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tăng 16 lần.

 

Mỗi người dân nên tăng cường hoạt động thể lực, đi bộ 30-45 phút mỗi ngày, tránh căng thẳng... để phòng ngừa tăng huyết áp.

 

GS Việt nhấn mạnh, hầu hết các bệnh tim mạch đều có thể phòng chống được từ chính bản thân mỗi ngừoi dân, nhờ thay đổi lối sống, tăng vận động, giảm béo phì, giảm muối dưới 5g/ngày, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá. GS Việt cũng khuyến cáo, mỗi người dân nên tăng cường hoạt động thể lực, đi bộ 30-45 phút mỗi ngày, tránh căng thẳng thần kinh... để phòng ngừa tăng huyết áp.

Khi điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý bỏ thuốc khi thấy đỡ khiến huyết áp tăng vọt trở lại. Khi điều trị cần dùng các thuốc hạ áp phù hợp, huyết áp hạ từ từ. Với tăng huyết áp, bệnh nhân cần điều trị suốt đời. Để hướng ứng chương trình, sáng nay đã có hơn 1.000 người dân thủ đô cùng đồng diễn thể dục, đi bộ vòng quanh Hồ Gươm nhằm lan toả thông điệp “Dáng đẹp – tim khoẻ”, khuyến khích mọi người, đặc biệt những người trên 40 tuổi tăng cường hoạt động thể chất, sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh để phòng chống các bệnh tim mạch.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thay đổi hướng đến lối sống lành mạnh. Một tin tốt là hành vi lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

 

7 Loại thực phẩm tốt cho tim mạch mà bạn nên dùng là cá hồi, bơ, đậu nành, rượu vang, hạnh nhân...

 

Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, và cholesterol có liên quan đến bệnh tim và các bệnh liên quan, chẳng hạn như xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hàm lượng lớn muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp.

2. Không vận động đầy đủ

Không vận động đầy đủ có thể dẫn đến bệnh tim. Việc lười vận động cũng có thể dẫn đến các tình trạng gây nguy cơ mắc bệnh, bao gồm béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Vận động thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

3. Béo phì

Béo phì là tình trạng mỡ dư thừa. Béo phì có liên quan đến nồng độ cholesterol và triglyceride "xấu" cao hơn và làm giảm nồng độ cholesterol "tốt".

Ngoài bệnh tim, béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế của bạn về một kế hoạch giảm cân nặng đến trọng lượng khỏe mạnh.

4. Uống quá nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Việc uống quá nhiều rượu cũng làm tăng mức triglyceride, một dạng cholesterol, có thể làm xơ cứng động mạch.

Phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu/ngày. Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu/ngày.

5. Hút thuốc

Hút thuốc lá có thể gây hại cho tim và các mạch máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim như xơ vữa động mạch và đau tim.

 

Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim và đau tim. Hút thuốc lá có thể gây hại cho tim và các mạch máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim như xơ vữa động mạch và đau tim. Ngoài ra, nicotin làm tăng huyết áp, và carbon monoxide làm giảm lượng oxy trong máu. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim ngay cả đối với người không hút thuốc.

6. Bệnh tim có thể di truyền

Các thành viên trong gia đình có gen chung, hoặc hành vi, lối sống và môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh tim có thể di truyền và nguy cơ mắc bệnh tim có thể tăng theo độ tuổi, và chủng tộc, hoặc dân tộc.

Di truyền và tiền sử bệnh lý gia đình. Khi các thành viên của một gia đình truyền các tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các gen, quá trình đó được gọi là di truyền.

Yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò đáng kể trong bệnh cao huyết áp, bệnh tim, và các tình trạng khác có liên quan. Tuy nhiên, cũng có thể ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh do sống chung trong điều kiện môi trường và các yếu tố tiềm năng khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tiền sử gia đình là hồ sơ ghi lại bệnh lý và tình trạng sức khỏe của gia đình. Tiền sử gia đình là một công cụ hữu ích để tìm hiểu các rủi ro về sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

>>> Để hạn chế và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để giúp hỗ trợ sức khỏe, tái tạo lại các tế bào khỏe mạnh, nâng sức đề kháng cho cơ thể. Bên trong có khỏe thì bên ngoài mới đẹp được. Bạn tham khảo thêm các sản phẩm tại Siêu thị Ghshop.vn bằng cách kích vào link này để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí nhé! Hoặc bạn gọi điện đến số điện thoại 0902.284.189 - 0867.697.007


Chia sẽ MXH:

Bài viết khác

0902.284.189 -  0968.464.131